Vai trò và những phần không thể thiếu của Marketing Plan

[agentsw ua=’pc’]

Dù các doanh nghiệp có những hoạt động marketing khác nhau có thể thực hiện cách thức marketing khác nhau nhưng nhìn chung thì họ cũng hướng đến mục tiêu gần giống nhau. Mục tiêu của doanh nghiệp và người mua đôi khi lại mâu thuẫn với nhau: một bên thì muốn thỏa mãn tối đa nhu cầu từ sản phẩm mang lại khi tiêu dùng nhưng giá cả phải phù hợp, một bên thì muốn chi phí làm ra sản phẩm thấp lợi nhuận mang lại cao nhất. Vì thế, các doanh nghiệp muốn duy trì hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ bán những thứ mà khách hàng cần do đó những mục tiêu phải được thiết lập một cách rõ ràng, cụ thể và được sắp xếp theo thứ tự để thực hiện.

Để hiện thực tốt hoạt động marketing thì trước hết các doanh nghiệp nên lập một digital marketing plan cụ thể, tiến hành theo trình tự đã đặt ra như thế doanh nghiệp sẽ không gặp khó khăn trong quá trình hoạch định, thực hiện và đánh giá. Ngoài ra, còn giúp doanh nghiệp có thể giảm chi phí, có cái nhìn chung về doanh nghiệp mình trong quá trình hoạch định

Một bản marketing plan có thể gồm 4 phần chính như sau:

Phần 1: Tóm tắt sơ bộ

Phần này giúp bạn có cái nhìn tổng quan về kế hoạch như mục tiêu, mục đích, quá trình thực hiện, người thực hiện, ngân sách,…hay tổng hợp bởi những yếu tố như:

– Sự am hiểu và đánh giá của người tiêu dùng về sản phẩm của doanh nghiệp

– Khả năng và phương tiện phân phối sản phẩm

– Sự mong đợi của khách hàng về sản phẩm

– Thị phần mong đợi

– Ngân sách và thời gian thực hiện

– Lợi nhuận đạt được

– Mục tiêu của việc lập kế hoạch marketing

Việc này tưởng chừng đơn giản nhưng thực sự rất cần thiết và nó phụ thuộc vào đặc điểm, tiềm năng, quy mô về mọi nguồn lực và sản phẩm của mỗi doanh nghiệp

Phần 2: Khách hàng mục tiêu

Phần này mô tả các khách hàng bạn đang nhắm mục tiêu. Nó xác định hồ sơ nhân khẩu học của họ (ví dụ: tuổi, giới tính), hồ sơ tâm lý (ví dụ: sở thích của họ) và nhu cầu và nhu cầu chính xác của họ liên quan đến sản phẩm và / hoặc dịch vụ bạn cung cấp.

Việc xác định rõ hơn khách hàng mục tiêu của bạn sẽ giúp bạn xác định được quảng cáo của bạn (và có được lợi tức đầu tư cao hơn) và giao tiếp tốt hơn với khách hàng tiềm năng.

Muốn biết chi tiết chân dung khách hàng mục tiêu của mình, nhà thiết kế định vị có thể dựa trên công tác phân tích 5 W:

Who: Ai sẽ là người mua? Ai sử dụng ? Ai gây ảnh hưởng ? …

What: Họ tìm kiếm điều gì ở sản phẩm ?

Why: Tại sao họ quan tâm tới điều đó ? Họ mua để làm gì ?

Where: Họ ở đâu ? Thuộc tầng lớp nào ? Địa điểm mua sắm nào gần gũii với họ?

When: Họ mua khi nào? Vào dịp nào ?

Phần 3: Định giá và Định vị chiến lược

Chiến lược định giá và vị trí của bạn phải được điều chỉnh phù hợp. Ví dụ: nếu bạn muốn công ty của bạn được biết đến như là thương hiệu hàng đầu trong ngành của bạn, việc có mức giá quá thấp có thể khiến khách hàng từ chối mua hàng.

Trong phần này bạn cần định rõ mức giá và độ nhận biết thương hiệu hay thị phần mục tiêu bạn hướng đến dựa vào chất lượng, giá trị, tính năng, công dụng, cảm xúc,…tất cả những vấn đề xung quanh sản phẩm của bạn kể cả đối thủ cạnh tranh.

Sunsilk định vị là sản phẩm dầu gội chuyên làm mềm mượt tóc với khẩu hiệu “óng mượt như tơ” trong khi đó Clear định vị dòng sản phẩm bậc nhất về trị sạch gàu và khẩu hiệu: “bật tung mát lạnh”

Phần 4: Kế hoạch phân phối

Kế hoạch phân phối giữ vai trò quan trọng trong marketing bởi nó quyết định đến việc khách hàng sẽ mua sản phẩm của bạn từ đâu và như thế nào. Ví dụ: khách hàng có mua trực tiếp từ bạn trên trang web của bạn không? Họ có mua từ các nhà phân phối hoặc các nhà bán lẻ khác không? …

Vạch ra một kế hoạch xúc tiến bạn để bạn có thể tiếp cận khách hàng nhanh nhất và hiệu quả nhất đồng thời ghi chú lại những hành vi mua của khách hàng làm tư liệu cho việc nghiên cứu chiến lược marketing.

Hà Nguyễn / Marketingai.admicro.vn

[/agentsw]
[agentsw ua=’mb’]

Vai trò và những phần không thể thiếu của Marketing Plan


[/agentsw]

Viết một bình luận

0 Shares
Share
Tweet
Pin