Mùa Back to school đã đến, “mỏ vàng” của các nhãn hàng là đây chứ đâu!

[agentsw ua=’pc’]

Tháng 9 về, ấy là khi trời chuyển thu và những chiếc lá bắt đầu thay màu. Điều này đồng nghĩa với một sự kiện lớn hàng năm: Học sinh, sinh viên bắt đầu đến trường! Ở đâu đó trên những con đường mua sắm, những trung tâm thương mại mà chúng ta đi qua, thi thoảng nhìn thấy được dòng chữ “Back to school“. Quả thực thời điểm này được coi như một trong những “giai đoạn vàng của làng mua sắm”, bên cạnh dịp Tết, Giáng sinh, Trung thu, Black Friday… “Mỏ vàng” béo bở là thế nhưng nếu đào không đúng cách thì cũng chẳng dễ chút nào. Cùng MarketingAI khám phá các xu hướng để thương hiệu của bạn thu hút nhiều khách hàng hơn nhé!

Vì sao “Back-to-school” được coi là thời điểm vàng của làng mua sắm?

Đơn giản thôi, vì đây là lúc học sinh, sinh viên quay trở lại trường học để bắt đầu một năm học mới. Họ chắc chắn sẽ cần những điều mới mẻ để sẵn sàng cho một cấp bậc cao hơn. Việc mua sắm còn đặc biệt quan trọng hơn với những ai trong giai đoạn chuyển cấp. Ví dụ như một học sinh cấp 3 khi bắt đầu lên Đại học sẽ có xu hướng mua máy tính xách tay, phương tiện đi lại, đồ dùng ăn uống tiện lợi… Hay học sinh chuyển cấp sẽ muốn mua những bộ quần áo mới với cỡ lớn hơn, màu sắc hơn chẳng hạn. Thời điểm Back to school bắt đầu từ khoảng cuối tháng 7 cho đến giữa tháng 9, khi mà các nơi bắt đầu công bố nhập học, đi học chính thức. Theo báo cáo của Mintel về doanh thu mua sắm theo mùa, thì tỉ lệ tăng trưởng của mùa Back to school luôn đạt mức tốt sau mỗi năm, vào khoảng 27% – 30%.

back-to-school-01

Back to school là mùa vàng của mua sắm. (Nguồn: Behance)

Những xu hướng và phương thức giúp nhãn hàng “đào mỏ” mùa “Back-to-school”

#1: Nhanh chân nhanh tay đẩy mạnh kênh Social Media – các bậc cha mẹ giờ cũng rất thích “mua sắm online”

Nếu như thời gian diễn ra Back to school vào khoảng cuối tháng 7 cho đến giữa tháng 9 thì các nhãn hàng cần chú ý đẩy mạnh Marketing trên nền tảng mạng xã hội trong suốt gần 2 tháng này. Tức là chúng ta phải lên kế hoạch từ trước để triển khai luôn chứ không thể để chờ cuối tháng 7 mới vạch ra các mục tiêu được. Khoảng thời gian ấy còn có thể được phân bố nhỏ hơn. Ví dụ như cuối tháng 7 cho đến nửa đầu tháng 8 thì mọi người thường nghĩ là lúc “Early Birds” sẽ được giảm giá mạnh, cũng như nửa đầu tháng 9, khi mà sắp hết thời gian Back to school thì còn giảm giá mạnh hơn. Hai khoảng thời gian vừa nêu trên sẽ thu hút lượng lớn khách hàng nhất trong suốt 2 tháng này. Theo một nghiên cứu về xu hướng Back to school được thực hiện vào năm 2018 bởi YouGov và công ty giải pháp thanh toán Ingenico thì giữa tháng 8, mọi người có thể bớt đi mua sắm hơn chút do họ đi nghỉ dưỡng, du lịch xả hơi.

back-to-school-02

 

Giờ đây mọi người có xu hướng nghiên cứu mua hàng qua MXH nhiều hơn. (Nguồn: Behance)

Một báo cáo khác đến từ Accergy do Facebook IQ thực hiện thì gần một phần ba người trưởng thành khám phá quần áo, đồ dùng học tập, thiết bị thông qua phương tiện truyền thông xã hội. Nổi bật có 2 cái tên là Facebook và Instagram. Ví dụ như khi các bạn tân sinh viên đi tìm laptop cho mình, họ sẽ vừa muốn tham khảo mức giá và cả về chất lượng. Sẽ thật dài dòng và khó nhớ nếu như đến trực tiếp cửa hàng nhờ tư vấn. Những lời khuyên trên mạng xã hội của tiền bối, của các trang quảng cáo sẽ giúp ích hơn. Đồng thời, xu hướng tâm lý chung chính là việc mọi người nghĩ rằng mua hàng trên mạng giá sẽ rẻ so với thị trường, nên điều ấy càng thúc đẩy họ tìm kiếm thông tin ở mạng. Chính bởi điều này nên các nhãn hàng thuộc lĩnh vực “Back-to-school” cần chú ý để đẩy mạnh Marketing trên Social Media, đặc biệt là Content Marketing.

>> Xem thêm: Những định dạng Content cực kỳ thích hợp cho nền tảng thương mại điện tử Shopify

#2: Chú ý hài hòa giữa hai yếu tố Price và Product

Có một sự thật là mặc dù các sản phẩm mùa Back to school là thiên về cho học sinh, sinh viên sử dụng nhưng người mà quyết định mua hàng và có khả năng chi trả là bố mẹ của họ. Tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận hoàn toàn được sự quyết định và sở thích của giới trẻ. Hiểu đơn giản hơn, thì trong khi phụ huynh ưa thích những sản phẩm dùng tốt, giá cả phải chăng (vì họ muốn tối ưu hóa chi phí) thì người trẻ lại muốn những mẫu mã bắt mắt, thiết kế bắt trend và phải thể hiện được tính cá nhân hóa của họ.

back-to-school-03

Phải làm hài lòng cả học sinh và bậc phụ huynh trong truyền thông. (Nguồn: Marketing Donut)

Vậy câu hỏi đặt ra là làm thế nào để thương hiệu có chỗ đứng trong tầm nhìn chung của 2 đối tượng trên? Chúng ta vẫn nên quay trở lại câu chuyện về truyền thông trên MXH. Các Marketers không nên chỉ khai thác yếu tố thời thượng nhằm thu hút bạn trẻ, mà còn cần tạo dựng niềm tin thương hiệu trong mắt các bậc phụ huynh, vì phụ huynh giờ đây cũng nghiên cứu rất nhiều qua MXH. Ví dụ khi lên kế hoạch nội dung, ngoài những quảng cáo thu hút người trẻ, chúng ta còn nên tập trung vào tính hữu ích như cung cấp những đặc điểm nổi trội của sản phẩm, check-lists những đồ chuẩn bị cho năm học mới, so sánh các sản phẩm của các thương hiệu khác nhau, chương trình khuyến mại…

#3: Influencers quảng cáo sản phẩm qua Give Away – Tại sao không?

Hãy thôi quên đi những nội dung mang đặc màu sắc quảng cáo trên MXH của nhiều “Influencers dởm”. Chắc chắn những nội dung này sẽ chẳng thể mang lại hiệu quả đâu. Nhưng trong 1,2 mùa Back to school gần đây, chúng ta thấy có một số Youtubers như Giang Ơi, Kiên Hoàng đã tổ chức những buổi Give Away nhỏ. Đây vừa là động thái để tăng tính tương tác giữa các Influencers và fans, vừa là cách để họ nói về công dụng của những sản phẩm được tặng đi. Vậy nên thay vì quảng cáo lộ liễu, các nhãn hàng nên lồng ghép một cách tinh tế vào trong các video của các Vloggers. Người trẻ đặc biệt hứng thú khi thấy thần tượng của họ review về các món đồ đi học, không chỉ thời trang xịn xò mà còn có nhiều ý nghĩa mới môi trường (như là bộ dụng cụ ăn uống sử dụng được nhiều lần và thân thiện với môi trường).

back-to-school-04

back-to-school-05

back-to-school-06

Những clip Give Away sản phẩm về mùa BTS của các Youtubers nhận được nhiều lượt thích. (Nguồn: YouTube)

#4: Sale theo kiểu “Càng giỏi càng được giảm giá”

Có vẻ như những hình thức giảm giá “XX%” đã hơi cũ và lỗi thời. Giờ đây các nhãn hàng còn tìm ra được cách giảm giá để vừa làm hài lòng khách hàng, vừa để cho thấy sự quan tâm của thương hiệu đến với họ. Ví dụ như FPT Shop trong chiến dịch giảm giá cho tân sinh viên. Nội dung cụ thể trong chương trình đó là tân sinh viên tính công thức [(Ngày sinh x 2) + (Điểm thi trung bình THPT 2019 x 8)]/10] x 2. Ngoài ra còn thêm ưu đãi giảm 20% cho combo bảo vệ laptop toàn diện (gồm phần mềm diệt virus Eset 18 tháng và miếng dán màn hình trước sau), combo sinh viên (gồm Office 365 Personal và phần mềm Lạc Việt) giá còn 690.000 đồng và tặng thêm balo laptop. Người mua sẽ cảm thấy tự hào về bản thân khi điểm số thi Đại học của họ giúp họ được giảm giá nhiều hơn, và đó cũng là cách giúp kích thích việc mua hàng của phụ huynh dành cho con em mình.

back-to-school-07

FPT Shop giảm giá mạnh hàng năm cho tân sinh viên qua điểm thi Đại học. (Nguồn: FPT Shop)

#5: Phủ sóng thương hiệu nhờ Tik Tok

Tik Tok đang phát triển mạnh mẽ một cách chóng mặt và đầy triển vọng. Năm ngoái, chiến dịch Back to school cùng Milo Can nhận được sự hưởng ứng của nhiều bạn trẻ. Đã có tới 500 bài dự thi chỉ trong 3 tuần. Mỗi bạn trẻ có cơ hội được thể hiện cá tính của mình và cạnh tranh nhau để giành giải thưởng, đồng thời nó cũng giúp lan tỏa yếu tố thương hiệu hơn. Trước đây, chúng ta có thể nhìn vào chiến dịch Viettel Cộng Cộng khi nhà mạng này cũng sử dụng Influencers trên Tik Tok để quảng bá thương hiệu. Vậy tại sao các nhãn hàng khác đình đám như Dell, Hồng Hà, Asus, Lenovo… không thử nghĩ cách dùng nền tảng này để quảng cáo. Biết đâu, hiệu quả truyền thông sẽ khiến chúng ta bất ngờ đó. Hãy tận dụng triệt để Tik Tok trước khi nền tảng này trở nên bão hòa như Facebook, Instagram nhé.

back-to-school-08

Năm ngoái, chiến dịch BTS của Milo nhận được nhiều hưởng ứng từ các bạn trẻ trên Tik Tok. (Nguồn: Milo)

Có thể bạn quan tâm: Vlog là gì?

Kết

Chỉ còn vài ngày nữa là khoảng thời gian vàng mua sắm của mùa Back to school có lẽ sẽ khép lại. Những xu hướng, phương pháp trên không chỉ là chiêu thức dùng cho năm học này, mà nó có thể được áp dụng cho những mùa Back to school khác nữa. Hãy tận dụng các nguồn tài nguyên hợp lý để tối đa hóa tiếp cận đến các học sinh, sinh viên và bậc phụ huynh của họ nữa nhé!

Quang Minh – MarketingAI

 

 

 

[/agentsw]

Bài Viết Liên Quan

[agentsw ua=’mb’]

[/agentsw]

Viết một bình luận

0 Shares
Share
Tweet
Pin