Chiến lược Marketing của Huawei: Khi nhà giàu thích “đốt tiền”

[agentsw ua=’pc’]

Chủ nghĩa hoàn hảo, chủ nghĩa sáng tạo…. là hai trong số những chủ nghĩa mà các hãng điện thoại ngày nay đang hướng đến hiện nay. Trên thế giới đã quá quen thuộc với 2 đối thủ như nước với lửa là Apple và Samsung, thế nhưng gần đây những hãng điện thoại Trung Quốc nổi lên như một thế lực mới. Huawei là một tên tuổi sáng giá, cạnh tranh sòng phẳng đối đầu trực tiếp với các tên tuổi lớn khác. Chiến lược Marketing của Huawei có cho thấy hãng có tiềm lực tài chính khủng và không ngán bất kỳ ai, hãy cùng xem hãng đã làm gì?

Chiến lược Marketing của Huawei: “Ngôi sao” sáng nhất của Trung Quốc

Huawei, tên đầy đủ là Công ty trách nhiệm hữu hạn Kỹ thuật Hoa Vi được thành lập vào năm 1987. Đây là một tập đoàn đa quốc gia về thiết bị mạng và viễn thông, có trụ sở chính tại Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc. Huawei là nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới. Năm 2018, Huawei trở thành 1 trong 72 tập đoàn Fortune Global 500 trên tạp chí Fortune. Từ năm 2018, Huawei là nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai trên thế giới.

Chiến lược Marketing của Huawei: "Ngôi sao" sáng nhất của Trung Quốc

Huawei Marketing và Chiến lược kinh doanh quốc tế của Huawei đã và đang giúp thương hiệu phát triển mạnh mẽ (Nguồn: empresashoje.pt)

Huawei là một thương hiệu được xem như là Apple của Trung Quốc khi hãng có những sự phát triển thần kỳ, vượt bậc hãng có những sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho khách hàng nội địa rất tốt. Những sản phẩm của Huawei phải kể đến như:

  • Mạng viễn thông
  • Dịch vụ Huawei Global Service toàn cầu
  • Thiết bị điện thoại di động
  • Thiết bị EMUI (Giao diện người dùng cảm xúc)

Huawei hiện đang chiếm 15,8% thị phần, hãng đã bán được hơn 54 triệu smartphone trong quý 2 năm nay, tăng 40,9% so với cùng kỳ năm trước. Hãng được các chuyên gia nhận định sẽ phát triển nhanh chóng trong tương lai với những chiến lược lâu dài và có định hướng dài hạn.

“Huawei đã chứng tỏ là họ có thể bán các thiết bị ngày càng cao cấp hơn. Tại Trung Quốc, Huawei đã được xem là thương hiệu cao cấp, và giờ đây họ đang đối đầu trực diện với các ông lớn về mặt chất lượng, thông qua những sản phẩm có mặt trên toàn cầu như Nexus 6P (sản phẩm hợp tác giữa Google và Huawei)”.

Nhà nghiên cứu Anthony Scarsella của IDC

Chiến lược Marketing của Huawei: "Ngôi sao" của Trung Quốc


Chiến lược sản xuất của của Huawei với đa dạng các sản phẩm (Nguồn: SlideShare)

>> Xem thêm: Chiến lược Marketing của Apple

Trên thế giới là vậy, hãng có vị thế rất lớn ở nhiều quốc gia mà hãng đặt chân đến đầu tư. Huawei nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng mà giá cả hợp lý với người dùng. Chính Smartphone là thứ khiến hãng có được thành công như ngày hôm nay. Hãng đã lấy sản phẩm này là thứ phát triển mũi nhọn để chơi sòng phẳng với Apple hay cả Samsung. Ngay tại Việt nam, Huawei bắt đầu tấn công vào với những chiến lược rầm rộ, mặc dù chưa có vị thế dẫn đầu nhưng hãng đang dần xây dựng tên tuổi ở thị trường 90 triệu dân này. Vậy chiến lược Marketing của Huawei có gì đặc biệt khiến có thể đối chọi lại được những ông lớn ngành công nghệ toàn thế giới?

Chiến lược Marketing của Huawei: Nhà chả có gì ngoài “Tài chính”

“Cộp” mác chất lượng cao

Tất nhiên để đối đầu lại với thị trường cạnh tranh gay gắt này thì hãng chắc chắn phải tập trung vào yếu tố chất lượng đầu tiên nếu muốn lấn thân vào “bản đồ” Smartphone thế giới. Có thể nói Huawei đang cố gắng tách biệt khỏi cái “mác” smartphone Trung Quốc và họ đang dần thành công để cho thế giới thấy được một thương hiệu tự thân vận động, tự sản xuất từ A đến Z với con chíp hay phần mềm “cây nhà lá vườn”.

Chiến lược Marketing của Huawei: "Cộp" mác chất lượng cao

Thực trạng chiến lược sản phẩm của Huawei đang “cộp” mác chất lượng cao (Nguồn: GSMArena.com)

Những smartphone của Huawei luôn có một chất lượng tốt và lối thiết kế rất sang trọng. Điển hình là từ khi siêu phẩm P8 được giới thiệu, thì cái tên Huawei đã khiến cho Apple hay Samsung không thể coi thường được nữa. Không thể coi thường bởi vì Huawei đã tự sản xuất ra con chip riêng cho những chiếc smartphone của mình, cộng thêm hệ điều hành EMUI được họ tùy biến mạnh mẽ từ Android và có những công hệ hàng đầu như công nghệ camera kép đã giúp Huawei có được thành công như hôm nay. Những chiến lược Marketing của Huawei chi tiêu mạnh mẽ cho việc RnD để tập trung phát triển sản phẩm của mình. Nhà “Táo” hay “Sung” ra sản phẩm chất lượng thì Huawei không kém miếng bởi hãng cho khách hàng thấy những sản phẩm của mình đáng dùng hơn cả.

>> Xem thêm: Chiến lược marketing của Oppo

Truyền thông “bùng nổ” trên mọi phương diện

Chiến lược Marketing của Huawei vì muốn thành công nhanh nhất, họ mong muốn được khách hàng nhớ tới nhiều hơn. Một điều nữa là hãng muốn khách hàng nhớ tới mình như một thương hiệu cao cấp như Apple đã làm được. Chính vì vậy truyền thông là điều mà hãng tập trung tối đa, và như thường lệ vấn đề “Tài chính” là điều hãng rất hào phóng bỏ ra để chi vào ngân sách truyền thông.

Chiến lược Marketing của Huawei: Truyền thông "bùng nổ" trên mọi phương diện

Chiến lược kinh doanh của Huawei tập trung vào truyền thông trên mọi phương tiện – Huawei connect 2020 (Nguồn: VNPhoto.net)

Hãng đã tập trung trên mạng xã hội truyền thông với từng thị trường mà hãng hướng đến. 53 triệu lượt thích trên trang fanpage của Huawei tại thị trường Việt Nam là minh chứng rõ nét nhất với những nỗ lực lớn trong việc gia tăng độ nhận diện thương hiệu với các đối tượng khách hàng của Huawei tiềm năng. Những bài Post của hãng gắn liền với những Influencer nổi tiếng nhất nhì Showbiz Việt như Mỹ Tâm, hay cả nhân vật đang nổi như cồn Chipu. Chiến lược này của hãng nhằm tăng sức ảnh hưởng đến công chúng, tham vọng rất lớn có thể nhanh chóng trở thành “chị đại” tại Việt Nam.

Chiến lược Marketing của Huawei: Truyền thông "bùng nổ"

Chiến lược giá của Huawei được truyền thông trên nhiều kênh trong đó có Facebook – Marketing Huawei (Nguồn: Facebook)

Không chỉ dừng lại ở đó, sự chịu chơi của Huawei còn thể hiện ở chỗ hãng làm ra những TVC thật sự chất lượng và có mặt ở mọi nơi mà hãng nhắm đến. Phương tiện truyền thông chiếm 14,6% doanh thu năm 2016 và sẽ để dành 10 tỷ USD đến 20 tỷ USD hàng năm cho mục đích đó. Với điều này, hãng rất thành công khi có thể xuất hiện ở mọi nơi, trên truyền hình hay những quảng cáo công cộng ở nhiều thành phố lớn trên thế giới. Poster hay những Banner cũng được hãng tận dụng tối đa để quảng bá về những sản phẩm của mình mỗi lần được giới thiệu ra trên thị trường. Với mỗi lần hãng ra 1 sản phẩm là mỗi lần người dùng được chứng kiến màn “lấn át” về mặt truyền thông của anh cả Trung Quốc với các thương hiệu khác.

>> Xem thêm: Chiến lược marketing của Xiaomi

Phân phối mở rộng trên đất Mỹ và thế giới

Chiến lược Marketing của Huawei về mặt phân phối thương mại được xem là một điểm thành công rất lớn. Khi mà hãng muốn lấn sân sang các thị trường khác thì việc đặt các địa điểm phân phối là điều mà hãng muốn làm nhất nếu muốn đối tượng khách hàng của Huawei tiếp cận với những sản phẩm của mình. Huawei rất mạnh tay khi hợp tác với các nhà mạng Mỹ như: Verizon, AT&T, Sprint, T-mobile để tích hợp sản phẩm của mình vào những gói cước của hãng với mức giá hợp lý, một điều mà chỉ những hãng lớn như Apple hay Samsung có thể làm được. Trên một thị trường khó tính mà nghiêm ngặt như Mỹ thì điều một thương hiệu Trung Quốc làm được điều này là điều đáng chú ý và hãng có cơ sở với những ngân sách rất lớn chi cho việc điều hành phân phối của mình.

Chiến lược Marketing của Huawei: Phân phối mở rộng trên đất Mỹ và thế giới

Chiến lược phân phối của Huawei (Nguồn: AndroiHeadlines)

Không dừng lại ở đó, hãng không chỉ chi một số tiền lớn để mở những cửa hàng ở nhiều quốc gia từ Châu Âu đến Châu Mỹ, mà hãng còn đánh mạnh vào mặt thương mại điện tử. Việc bán các sản phẩm trực tiếp từ các đại lý phân phối luôn là một vấn đề dai dẳng với Huawei trong những ngày đầu tấn công vào thị trường smartphone Mỹ.

Ban đầu, cửa hàng trực tuyến của Huawei là nơi duy nhất mà người tiêu dùng ở Mỹ có thể cân nhắc khi mua thiết bị nhưng Huawei đã phát triển bằng cách thiết lập mối quan hệ với nhiều nhà bán lẻ trực tuyến lớn hơn. Nếu Huawei không thể bán sản phẩm của họ thông qua các nhà phân phối, thì họ đã lựa chọn một hướng đi khác sáng suốt hơn bằng việc tiếp cận trực tiếp với những nhà bán lẻ khác.Từ Amazon tới Best Buy, với ý định quảng bá tên tuổi và thương hiệu của mình, Huawei đã thiết lập các mối quan hệ với họ. Tất nhiên với tên tuổi lớn như Huawei thì hãng thực sự hoàn toàn có thể làm tốt điều này, minh chứng người dùng có thể mua các sản phẩm của hãng trên các trang bán hàng điện tử hàng đầu thế giới như Amazon, Best buy, Ebay… Chiến lược Marketing của Huawei thành công lớn vì những địa điểm phân phối từ cửa hành đến các trang thương mại điện tử đều được hãng làm rất “tới” với số tiền đầu tư rất “chịu chơi”. Với 54 triệu máy bán được trong quý 2 năm 2018 thì đủ thấy được hãng làm tốt như thế nào về mặt phân phối thương mại.

Chiến lược Marketing của Huawei: Phân phối mở rộng

Lợi thế cạnh tranh của Huawei đến từ các kênh phân phối rộng lớn trên thế giới (Nguồn: XDA Developers)

>> Xem thêm: Chiến lược Marketing của Sony

Kết luận

Huawei đã trở thành hãng điện thoại lớn thứ 2 trên thế giới, hãng đã làm được điều mà các thương hiệu Nhật Bản có khi còn chưa làm được là doanh số hơn 100 triệu sản phẩm. Chiến lược Marketing của Huawei thành công trên mọi phương diện, hãng cho thế giới thấy mình có đầy đủ tố chất để trở thành một thương hiệu cao cấp, thân thiện với khách hàng. Thế giới đang ngày càng thay đổi nhanh chóng với sự tiến bộ của công nghệ, với đà phát triển này sẽ không viển vông nếu Huawei trở thành “King” của ngành Smartphone trên thế giới.

Thắng Nguyễn – MarketingAI

[/agentsw]

Bài Viết Liên Quan

[agentsw ua=’mb’]

[/agentsw]

Viết một bình luận

0 Shares
Share
Tweet
Pin