[agentsw ua=’pc’]
Đại dịch Covid-19 đã gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ tới đời sống xã hội, ngay cả các thương hiệu và Marketer cũng chịu những tác động không nhỏ. Rất nhiều thương hiệu đã phải đối mặt với tình trạng đóng cửa, tạm ngưng hoạt động kinh doanh. Khi tình cảnh trở nên hỗn loạn như hiện nay, các thương hiệu và Marketer không thể chắc chắn vào bất cứ điều gì, như thông điệp nào nên được gửi đi? Liệu có nên tiếp tục hoạt động quảng cáo trong giai đoạn này? Người tiêu dùng mong chờ gì ở các thương hiệu lúc này?
Dĩ nhiên, ngoài những doanh nghiệp phải đóng cửa thì vẫn có những cái tên tiếp tục hoạt động trong thời điểm này. Dù vậy, họ cũng đang gặp phải nhiều vấn đề để có thể duy trì, cũng như tận dụng tối đa những cơ hội trong giai đoạn này và giảm được những thiệt hại về kinh tế trong dài hạn. Vậy các thương hiệu nên làm Marketing như nào trong tình hình hiện nay? Để trả lời được câu hỏi này, mới đây Twitter vừa thực hiện một khảo sát trên người dùng của mình, để từ đó tìm hiểu được những nhu cầu, mong muốn của khách hàng với các thương hiệu về cách truyền thông trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát.
>> Người tiêu dùng chú ý đến quảng cáo nội dung liên quan tới dịch bệnh Covid-19?
CONTENTS:
64% ý kiến cho rằng các thương hiệu nên tiếp tục việc quảng cáo sản phẩm như bình thường
Đầu tiên, cần phải công nhận rằng con số 64% không phải là quá lớn, tuy nhiên nó lại liên quan mật thiết tới những nghiên cứu khác. Cụ thể là một nghiên cứu khác bởi Kantar đã chỉ ra rằng, 92% người tham gia khảo sát nghĩ rằng doanh nghiệp nên tiếp tục hoạt động quảng cáo trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19. Dĩ nhiên việc duy trì quảng cáo không phải điều đơn giản với doanh nghiệp khi phải cân đối rất nhiều thứ. Dù vậy, những nghiên cứu trên đã cho thấy người tiêu dùng vẫn rất ủng hộ các doanh nghiệp duy trì hoạt động kinh doanh của mình nhiều nhất có thể, dù là trong thời điểm dịch bệnh. Không thể phủ nhận rằng doanh nghiệp đang phải đối mặt với giai đoạn rất khó khăn trong kinh doanh, không phải ai cũng có thể tiếp tục và duy trì hoạt động quảng cáo, tuy nhiên nếu có thể thì đây sẽ là một cơ hội lớn để các thương hiệu tối đa hóa khả năng tiếp cận của mình.
52% đồng tình với ý kiến nhìn thấy quảng cáo tạo cho họ cảm giác thoải mái
Đây là một nhận định rất thú vị, thậm chí có phần bổ trợ cho ý ở trên về việc người tiêu dùng vẫn cởi mở với việc quảng cáo, thậm chí là còn tạo cho họ cảm giác thoải mái và ổn định. Suy cho cùng, trong thời điểm hiện tại thì đâu còn thứ gì “bình thường”. Chính vì vậy mà việc duy trì được hoạt động quảng cáo giúp cho người tiêu dùng cảm thấy cuộc sống xung quanh vẫn diễn ra bình thường, từ đó tạo được cảm giác thoải mái, an tâm hơn trong giai đoạn khó khăn này.
77% đồng tình rằng họ sẽ có thiện cảm với những thương hiệu có động thái hỗ trợ cộng đồng trong thời điểm này
Đây là một yếu tố quan trọng cần lưu ý. Với những doanh nghiệp có nguồn lực tài chính mạnh và nếu có khả năng, hãy tổ chức các hoạt động hỗ trợ cộng đồng vì đây là một cách cực kỳ hiệu quả để xây dựng thương hiệu, cũng như xây dựng được mối quan hệ giữa thương hiệu và khách hàng. Đồng thời, nó cũng cho phép doanh nghiệp được tham gia vào các nỗ lực cứu trợ rộng hơn và có thể giảm bớt các tác động của dịch bệnh.
To help tackle this pandemic, we’re donating €100m of soap, sanitiser, bleach & food to emergency efforts; supporting our vulnerable suppliers/customers with €500m of cash flow relief; & protecting our workforce from sudden drops in pay. @wef https://t.co/LQxI4sbf1X pic.twitter.com/orVLJ2PUrB
— Unilever #StayHome (@Unilever) March 24, 2020
Chỉ có 7% cho rằng thương hiệu nên tiếp tục sử dụng giọng điệu thông thường
Hiển nhiên rằng khi doanh nghiệp hoạt động trong giai đoạn không “bình thường” như hiện tại, chắc chắn người tiêu dùng cũng sẽ mong chờ doanh nghiệp có sự thay đổi. Tình hình xã hội đã thay đổi với tất cả mọi người, dù người tiêu dùng đa số đều ủng hộ việc tiếp tục hoạt động quảng cáo, họ cũng mong muốn các thương hiệu cân nhắc tình hình hiện tại, thay đổi thông điệp để phù hợp với thực trạng hơn. Cụ thể:
- 82% ứng viên trả lời rằng các thương hiệu nên có động thái hỗ trợ các nhân viên y tế, những người đang ở tuyến đầu trong cuộc chiến nhiều nhất có thể
- 86% ứng viên trả lời rằng các thương hiệu nên hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn, những người chịu tác động lớn bởi dịch bệnh trong cộng đồng của mình
- 89% ứng viên trả lời rằng các thương hiệu nên cung cấp các thông tin đáng tin cậy, chính xác
- 77% trả lời rằng các thương hiệu nên hỗ trợ các cộng đồng trong địa phương của mình
- 80% trả lời rằng các thương hiệu nên thể hiện cách mà họ đã giúp đỡ nhân viên của mình
In unprecedented times like these, we’re doing everything we can to serve thousands of communities across the U.S.
— Walmart Inc. (@WalmartInc) March 27, 2020
70% ứng viên trả lời rằng các thương hiệu nên nâng cao sự tích cực và chia sẻ các câu chuyện tích cực
Trong giai đoạn khó khăn như này, mọi người luôn muốn tìm đến yếu tố truyền cảm hứng và yếu tố hy vọng. Sẽ rất khó để thấy bất kỳ ánh sáng nào ở cuối đường hầm, nhất là khi số liệu cập nhật về các ca nhiễm và tử vong cứ ngày một tăng cao. Đó là chưa kể hiện không có phương thuốc nào có thể chữa khỏi dịch bệnh này, điều đó càng khiến cho mọi người trong xã hội cần tìm đến sự tích cực và lạc quan. Việc chia sẻ những câu chuyện thương hiệu tích cực, tạo cảm giác phấn chấn là rất quan trọng không chỉ ở khía cạnh quảng cáo, đồng thời nó còn hỗ trợ được cộng đồng về mặt tinh thần, tạo cho mọi người cảm giác an tâm để họ ở yên trong nhà và ngăn sự lây lan của dịch bệnh.
We are here for you, even if that looks different these days. For real-time updates on our response to customer and partner (employee) safety, please visit https://t.co/3r53zArgb3 pic.twitter.com/NO2Lm42Jsd
— Starbucks Coffee (@Starbucks) March 19, 2020
>> Xu hướng thay đổi thói quen ăn uống của người tiêu dùng châu Á hậu Covid-19
Tạm kết
Tính đến hiện nay, diễn biến của dịch bệnh Covid-19 vẫn còn rất phức tạp và chưa có điều gì có thể chắc chắn trong thời điểm hiện tại. Ở khía cạnh doanh nghiệp, dịch bệnh đã gây ra những tác động nghiêm trọng lên hoạt động kinh doanh và quảng cáo. Tuy vậy, nếu có thể thì các thương hiệu vẫn cần tiếp tục hoạt động quảng cáo và vận hành, đặc biệt là những hoạt động hỗ trợ cộng đồng. Điều đó sẽ giúp thương hiệu ghi được điểm rất lớn trong mắt người tiêu dùng, từ đó tạo được mối quan hệ lâu dài giữa thương hiệu và khách hàng, cũng như sẽ là nền tảng vững chắc để doanh nghiệp phục hồi lại sau khi dịch bệnh kết thúc.
Tuấn Anh – MarketingAI
Theo Socialmediatoday
[/agentsw]
Bài Viết Liên Quan
[agentsw ua=’mb’]
- Facebook, Twitter và Google bắt tay nhau chống lại các thông tin sai lệch về vắc-xin COVID-19
- Twitter chạm mốc 166 triệu người dùng mỗi ngày trong quý 1, cảnh báo chi tiêu quảng cáo giảm mạnh thời Covid-19
- Facebook cho ra mắt Trung tâm Tài nguyên Doanh nghiệp cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Virus Corona
- Bức tranh toàn cảnh về triển vọng thị trường bất động sản năm 2020
- Gojek – cú nổ mới tại thị trường Việt Nam, liệu có phải chiêu trò “bình mới rượu cũ”?
- 8 mẹo bán hàng hữu ích cho dân tiếp thị giữa mùa dịch bệnh Corona
- Doanh nghiệp Việt Nam và các hoạt động CSR trong mùa dịch Covid19
- Câu chuyện “giải cứu” người dân của các thương hiệu Việt trong dịch bệnh Covid-19
- Lá chắn Virus Corona – chiến dịch vì sức khỏe cộng đồng “cực đỉnh, cực chất” của MXH Lotus
- Chưa bao giờ hãng bia Corona lại gặp phải vận xui đến vậy với dịch virus cùng tên