Từ Facebook tới TikTok – Mạng xã hội đã “lột xác” như thế nào sau một thập kỷ?

[agentsw ua=’pc’]

Social Media hay Mạng xã hội là một thị trường có nhiều sự thay đổi nhất trong 1 thập kỷ vừa qua khi mà nhiều cái tên sở hữu sự tăng trưởng chóng mặt, dù chỉ mới được ra mắt. Và trong đó, chúng ta phải chú ý tới Facebook với một thập kỷ vàng về sự phát triển, hay Instagram được xem như ứng dụng có mức tăng về người dùng đỉnh cao nhất, cho tới việc hiện tượng TikTok nổi lên với sức ảnh hưởng lớn ra sao. Cùng MarketingAI nhìn lại 1 thập kỷ với nhiều sự biến động của thị trường mạng xã hội toàn cầu thông qua bức tranh toàn cảnh dưới đây!

Instagram – Mạng xã hội có tốc độ phát triển nhanh nhất

Instagram đạt 100 nghìn người sử dụng chưa đầy 1 tuần vào nó đã tạo ra một trong những ứng dụng đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất mọi thời đại. Vào tháng 12, nó đã đạt mốc 1 triệu người đăng ký sử dụng, và Co-Founder của Instagram Kevin Systrom đã dự đoán trong thời gian tới rằng “Truyền thông bằng hình ảnh” sẽ dễ dàng tiếp cận người dùng hơn trong những năm tiếp theo.

Vào cuối thập kỷ này, Instagram vừa tròn mốc 1 tỷ người sử dụng và trở thành một phần quan trọng đóng góp cho công ty công nghệ giá trị bậc nhất thế giới này. Thế nhưng, có một hiện tượng mới nổi lên là TikTok – nó có bước phát triển nhanh chóng và dường như nó đang bước trên con đường mà Instagram đang làm được vào những năm đầu của 2010s.

(Nguồn: Giphy)

Sự phát triển của Instagram trong suốt thập kỷ phản ánh sự phát triển của bối cảnh truyền thông xã hội rộng lớn trong thời gian đó. Nó bắt đầu như một thành công lớn trong App Store tại thời điểm các công ty khởi nghiệp nhỏ vẫn xuất hiện để có cơ hội chiến đấu cạnh tranh với các công ty thành lập đã có chỗ đứng trên thị trường. Vào năm 2012, Instagram đã được Facebook mua lại với giá trị đáng kinh ngạc: 1 tỷ USD và hợp nhất để gia tăng sức mạnh trong ngành công nghiệp công nghệ đầy tiềm năng. Trong vài năm trở lại đây, Instagram đã sao chép một vài giao diện tính năng từ các bên khác như Snapchat và TikTok để tích hợp vào ứng dụng của mình. Hơn nữa, cũng giống như công ty mẹ của nó, Instagram cũng phải đối mặt với những mặt tối trên nền tảng của mình, từ thông tin sai lệch đến các hiện tượng bắt nạt trực tuyến.

Hiện nay, nhờ sự phát triển từ hành vi của người dùng, Instagram giống hầu hết những mạng xã hội khác của nền công nghiệp Social media. Instagram tập trung vào những bài post ngắn, định dạng video 15 giây kèm âm nhạc, và những tính năng riêng tư hơn là công khai cho người khác.

Giai đoạn hoàng kim của Facebook

Khi mà Instagram ra mắt, Facebook đã là một nền tảng Social media lớn trên thị trường, nhưng chưa thể bằng những gì Facebook đang có tại thời điểm hiện tại.

Những công ty lớn khác trong ngành công nghệ bao gồm Google và Apple cũng cố gắng tạo ra những nền tảng Social cho riêng họ. Snapchat được ra mắt vào năm 2011 và Twitter vào năm 2012, tưởng chừng tất cả chúng có thể cùng tồn tại song song. Thế nhưng, trong một ngày người dùng có thể tập trung vào 1 nền tảng nhất định và Facebook đã đạt được thành công khi thu hút được lượng người dùng đông đảo nhất.

Google đã đóng cửa mạng xã hội Google+ và nền tảng âm nhạc của Apple từng tập trung vào mạng xã hội có tên Ping đã bị hoãn vô thời hạn. Người dùng của Twitter đang xoay quanh khoảng 300 triệu Users hàng tháng, nó còn cách khá xa so với 2,45 tỷ của Facebook. Snapchat tiên phong trong tính năng Stories nhưng người dùng vẫn chỉ ở mức khiêm tốn nhất định.

(Nguồn: Pinterest)

“Khi Snapchat ra mắt ứng dụng mới, nó đã tạo ra một phương thức tiếp cận rất khác”, theo chuyên gia phân tích Debra Aho Williamson. “Snapchat đã thay đổi cách giới trẻ giao tiếp nhưng không thành công với nhóm người dùng lớn tuổi hơn đang sử dụng Facebook”.

Đến cuối thập kỷ, nền công nghiệp này đã dần đi vào ổn định. Sau khi mua lại Instagram, Facebook đã thâu tóm luôn nền tảng nhắn tin WhatsApp với giá trị 22 tỷ USD vào năm 2014. Facebook cũng tiết lộ rằng đã cố gắng mua Snapchat vào năm 2013 với giá 3 tỷ USD nhưng bị chính CEO Evan Spiegel từ chối.

Vào nửa cuối của thập kỷ, một số nền tảng mạng xã hội đã được ra mắt, nhưng không giống như Instagram hay Snapchat, chúng chưa từng được coi là đối thủ xứng tầm của Facebook. Những cái tên đó bao gồm: Ello, Peach, Meerkat, Mastodon và Vero.

Vào thời điểm hiện tại, có vẻ Instagram vẫn có vẻ duy trì được sự độc lập ngay cả khi đã bị mua lại. “Facebook đang để Instagram trở thành một vùng đất nhỏ để trở thành một ứng dụng riêng biệt và có những điểm khác so với Facebook”, đây là điều được John Barnett, người đã gia nhập Instagram vào năm 2014 với tư cách giám đốc sản phẩm khi mà nhân sự còn chưa đến 75 người.

Nhưng việc này không kéo dài khi mà vào năm 2018 Co-Founders của Instagram là Systrom và Mike Krieger rời công ty bởi những mâu thuẫn trong những định hướng của mạng xã hội này với CEO Mark Zuckerberg. Giờ đây, Facebook giờ đã thêm cụm từ “From Facebook” ở phần dưới khi mọi người truy cập mở ứng dụng Instagram.

Với Instagram, WhatsApp, Messenger và những ứng dụng cùng tên, Facebook tự hào có bốn nền tảng mà mỗi nền tảng có hơn 1 tỷ người dùng. Nó chiếm ưu thế đến mức nhiều chính trị gia hiện nay đang kêu gọi Facebook phải bị phá bỏ. Ứng cử viên tổng thống dân chủ Elizabeth Warren đã đề nghị Facebook nên tách ra khỏi Instagram nói riêng. Danh tiếng của Facebook cũng bị ảnh hưởng lớn sau những tiết lộ rằng Cambridge Analytica đã thu được dữ liệu cá nhân của khoảng 87 triệu người dùng Facebook, gây ra sự thức tỉnh lớn về quyền riêng tư trên toàn công nghệ.

>>> Xem thêm: 4 xu hướng mạng xã hội nổi bật trong năm 2020 được dự đoán bởi các chuyên gia

Sự tăng trưởng của TikTok gây nhiều bất ngờ

Ở những thời điểm dần về cuối của thập kỳ này, các công ty về mạng xã hội nhận ra rằng mình phải đối trọng lại với nhiều thứ. Từng được xem là một cách hữu dụng để liên hệ với bạn bè và gia đình, các mạng xã hội đang bị chỉ trích vì truyền bá những thông tin sai lệch, cho phép quảng cáo chính trị và không bảo vệ quyền riêng tư của người dùng. Do đó, cả Facebook và Instagram đang cân nhắc về tác động của những lượt thích đối với tâm lý người dùng. Còn Twitter và YouTube cũng bắt đầu ghi vắn tắt về số lượng người theo dõi để tránh gây ra áp lực cho các ngôi sao trên nền tảng.

Một vấn đề đặt ra là những mạng xã hội về cơ bản là mất đi tính chất ban đầu của nó khi có thể chia sẻ những thông tin giữa người dùng với nhau một cách tốt nhất. Chính những điều này đã tạo nên sự thăng hoa của TikTok, nền tảng này chính thức ra mắt vào năm 2016 và ngay lập tức thu hút bởi nội dung và cách hoạt động vô cùng mới lạ. Nó khiến người ta liên tưởng đến Vine – ứng dụng nổi tiếng cho phép người dùng tạo ra video 6 giây được Twitter cho dừng hoạt động vào năm 2017.

(Nguồn: slate.com)

Người dùng có thể chia sẻ những video của chính bản thân họ như nấu ăn, nhảy múa hoặc hát nhép trên một nền nhạc có sẵn. Cũng giống như Instagram, người dùng có thể theo dõi tài khoản đó và “thả tim” hoặc bình luận về video.

Natalie Bazarova, Phó Giáo sư tại Đại học Cornell, cho rằng TikTok hoàn toàn khác biệt với Facebook và Instagram. “TikTok không mang đặc điểm kết nối xã hội”, Bazarova nhận xét. “Nó sử dụng thuật toán để tìm ra nội dung thu hút sự chú ý của bạn. Nói cách khác, TikTok là nền tảng dựa trên nhu cầu giải trí”.

Những sự khác biệt đã tạo ra cú huých cho TikTok khi hãng đã thu về lượt cài đặt lên tới 1,6 tỷ toàn cầu cho tới nay, dữ liệu thu thập từ Sensor Tower. 

Facebook và Instagram đang dần chú ý tới sự thành công của TikTok đạt được và họ cũng đang có những động thái sao chép tính năng vào ứng dụng của họ. Năm 2018, Facebook đã ra mắt một ứng dụng có tên Lasso, tại đó người dùng có thể tạo và chia sẻ những video dạng ngắn cùng với âm nhạc và các hiệu ứng đi kèm. Thêm vào đó vào đầu năm nay, Instagram cũng cho ra mắt ứng dụng có tên “Reels” tại thị trường Brazil để chia sẻ những video dạng 15 giây kèm âm nhạc.

Social media sẽ phát triển như thế nào trong thập kỷ tới?

Đối với nhà phân tích Eleftheria Kouri của ABI Research, những tiến bộ trong công nghệ của thập kỷ này đã thúc đẩy những thay đổi lớn nhất trên phương tiện truyền thông xã hội, từ Camera thoại thông minh tốt hơn và thực tế tăng cường cho đến kết nối nhanh hơn cho phép mọi người tải lên Stories hoặc TikTok trong vài giây.

Nhìn về phía trước, nhiều người tin vào sự phát triển của công nghệ 5G có một sức mạnh để phát triển hỗ trợ cho Social media, và đây sẽ là một cơ hội mở ra cho những định dạng nội dung tương tác và game nhập vai.

(Nguồn: Pinterest)

>>> Có thể bạn quan tâm: Quảng cáo trên TikTok

Josh Milner, cựu Giám đốc sản phẩm Facebook, tin rằng công nghệ sẽ giúp thu hẹp khoảng cách giữa mọi người trong thập kỷ tới. “Trải nghiệm mạng xã hội là sự thay thế không hoàn hảo so với khi được ở bên người thân”, ông nói. “Thật khó dự đoán tiến bộ về phần cứng sẽ mang lại điều gì, nhưng hy vọng một ngày nào đó, công nghệ có thể giúp tôi được thường xuyên ăn tối với mẹ sống ở Los Angeles ngay trong căn hộ của mình tại Brooklyn”.

Thắng Nguyễn – MarketingAI

Theo CNN

 

[/agentsw]

Bài Viết Liên Quan

[agentsw ua=’mb’]

[/agentsw]

Viết một bình luận

0 Shares
Share
Tweet
Pin