[agentsw ua=’pc’]
Từ nay khi lướt Youtube, bạn có thể gặp nhiều quảng cáo không có tùy chọn bỏ xem qua để bắt đầu xem video như trước đây nữa. Liệu đây có phải bước đi khôn ngoan của Youtube khi liên tục những bê bối quảng cáo liên tiếp xảy ra gần đây.
(Ảnh: VetHustle)
CONTENTS:
Cơ chế “chống bỏ xem” quảng cáo trên YouTube
Theo Engadget, YouTube đã ra thông báo sẽ phát hành các đoạn quảng cáo không thể bấm bỏ qua cho tất cả các kênh có thể kiếm tiền từ video của họ. Trước đó công ty đã cung cấp tính năng cho một số tài khoản dưới dạng thử nghiệm, nhưng giờ đây công ty cho biết họ sẽ phát hành nó cho mọi người trong YouTube Partner Program, vì vậy nhà sáng tạo có thể kiếm được nhiều tiền hơn. Điều này dẫn đến việc các nhà quảng cáo sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho toàn bộ các quảng cáo mà người dùng sẽ xem.
May mắn là người dùng cũng sẽ không phải quá khó chịu để chờ xem video quảng cáo, vì chúng chỉ có độ dài tối đa là 15 đến 20 giây. Con số này tuy cao gấp 3 hoặc 4 lần đối với quảng cáo có trong các video mà người dùng có thể chọn “Bỏ qua” ngay sau khi hết thời gian đếm ngược 5 giây nhưng vẫn không làm ảnh hưởng đến trải nghiệm nội dung mà bạn thực sự muốn xem.
Dĩ nhiên nó cũng có thể làm tổn thương đến những nhà sáng tạo không có nhiều người hâm mộ, vốn khó chịu với các kênh video có chứa quảng cáo khi mà nội dung chưa thực sự độc đáo và thu hút họ.
Khi người sáng tạo có quyền truy cập vào tính năng, họ sẽ được tự động kích hoạt cho tất cả các video tải lên trước đó. Họ cũng sẽ được cấp quyền truy cập vào các công cụ có thể theo dõi hiệu suất của quảng cáo không thể bỏ qua của mình. Nếu nhận thấy sự sụt giảm về lượng người xem hoặc thu nhập, họ có thể tắt kích hoạt lựa chọn cho tất cả video của mình trong phần thiết lập.
(Ảnh: Ad Age)
Liệu Youtube có đang bước đi đúng đắn trên con đường thu hút quảng cáo
Thời gian vừa qua, rất nhiều công ty đồng loạt gỡ quảng cáo trên YouTube khi thương hiệu của họ xuất hiện kèm trong các đoạn video mang nội dung cực đoan. Và dĩ nhiên, các doanh nghiệp không muốn hình ảnh thương hiệu mình gắn liền với những nội dung tai tiếng gây tranh cãi. Mặc dù khá nhiều công ty bỏ Youtube, doanh thu của Google nói chung và Youtube nói riêng có lẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi phần lớn doanh thu của công ty này là từ các công ty nhỏ, không có đủ khả năng để quảng cáo trên truyền hình và cũng không có nhiều lựa chọn khác. Ngoài ra, một số nhà phân tích còn nhận định, nhiều thương hiệu đang rời YouTube sẽ sớm quay trở lại bởi đây là kênh giúp họ tiếp cận được một lượng khách hàng vô cùng lớn.
Tuy vậy, về lâu dài, sự cố trên sẽ ảnh hưởng đến chiến lược lấy quảng cáo từ truyền hình của YouTube. “An toàn thương hiệu” đang là mối quan tâm lớn của nhiều công ty đang quảng cáo trên YouTube. Việc quảng cáo của họ xuất hiện cùng với các đoạn video cực đoan sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến thương hiệu của họ. Trước đó nhiều người cho rằng, các doanh nghiệp lớn sẽ chuyển dần từ quảng cáo truyền hình sang quảng cáo trên các nền tảng như YouTube. Nhưng sự cố của YouTube đã phá hủy nhiều căn cứ cho dự đoán đó.
Nói cách khác, sự cố này đã khiến cho chiến lược “giật” quảng cáo từ truyền hình của YouTube “đổ sông đổ bể”. YouTube đã phải mất nhiều năm để tìm kiếm các thương hiệu lớn chịu chi hàng trăm triệu USD mỗi năm để quảng cáo trên YouTube. Nhưng chỉ trong vài tuần, nhiều thương hiệu lớn trong số đó như Verizon, AT&T, Johnson & Johnson đã hủy hợp đồng quảng cáo trên YouTube.
(Ảnh: WccTech)
Kết
Liệu động thái mới của Youtube khi có thêm nút chống bỏ xem sẽ xoa dịu thương hiệu và kêu gọi họ quay trở lại, hay thực sự là cú đòn phản ngược khi người xem cảm thấy khó chịu với quảng cáo và quay lưng lại với Youtube. Câu trả lời còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, nhưng tương lai Youtube sẽ ngày càng nỗ lực để chứng tỏ vị thế nền tảng quảng cáo số 1 sau những scandal nổi cộm này. Điều đó sẽ có lợi cho cả thương hiệu và người xem Youtube, mang đến một nền tảng quảng cáo sạch hơn.
Nguồn: Tổng hợp
[/agentsw]
[agentsw ua=’mb’]
Tìm hiểu thêm về cơ chế “chống bỏ xem” quảng cáo trên YouTube
- Người dùng Youtube liên tục phàn nàn về những quảng cáo gói Premium của hãng
- Youtube chính thức chèn quảng cáo vào nội dung không kiếm tiền, khán giả chuẩn bị xem quảng cáo mỗi ngày
- PPC là gì? Cách hoạt động và những loại quảng cáo của PPC
- Hướng dẫn chạy quảng cáo Zalo ads cho người mới từ A-Z (2020)
- Quảng cáo tùy chỉnh và cá nhân hóa: Lựa chọn nào mới là phù hợp?
- Những sản phẩm quảng cáo trực tuyến dịp cuối năm siêu hiệu quả mà Marketer phải biết
- 7 chiến dịch quảng cáo thành công nhất của Burger King
- 6 nội dung “quảng cáo như không quảng cáo” từ các thương hiệu toàn cầu
- Quảng cáo của VinID: Chủ đề không mới nhưng được Vin làm “siêu tới”
- Xu hướng quảng cáo tự nhiên theo hình ảnh mà marketer nên nắm bắt
[/agentsw]