[agentsw ua=’pc’]
Có 1 sự thật đáng buồn là các thương hiệu Việt đang nếm những thất bại cay đắng ngay trên sân nhà: bị thâu tóm, biến mất, đổi chủ, hay không đủ sức cạnh tranh với các công ty đa quốc gia. Những thất bại này có thể đến từ. Sức ép tài chính quá lớn, cách Marketing thiếu sự bài bản dẫn đến thua lỗ, tập trung phần lớn vào lợi nhuận và thiếu đi cái nhìn chiến lược… Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
CONTENTS:
1. Mỹ Hảo bị Sunlight khuất phục trên sân nhà
Trước năm 1997 – thời điểm Unilever tung ra sản phẩm nước rửa chén Sunlight – Mỹ Hảo luôn là sự lựa chọn đầu tiên của hầu hết các bà nội trợ, thương hiệu này làm bá chủ ngành hàng nước rửa chén với hơn 50% thị phần nội địa. Khi ra mắt sản phẩm Sunlight, Unilever đã định vị mình là sản phẩm cấp cao với chiến lược giá “premium”, nhưng đã không thành công một phần vì khách hàng không nhìn thấy lợi ích khi phải mua một loại nước rửa chén đắt hơn mà công dụng tẩy rửa cũng như vậy.
Không cam chịu thất bại, Sunlight định vị lại sản phẩm một lần nữa với công dụng bảo vệ da tay chỉ với giá cao hơn một chút, với ngân sách vượt trội dành cho quảng cáo trên Tivi,, Sunlight đã có bước thâm nhập vô cùng thành công. Hiện tại, Sunlight đã soán ngôi vương của Mỹ Hảo, “top of mind” của người tiêu dùng hiện tại cho Sunlight là 85% và 11,3% cho Mỹ Hảo. Mỹ Hảo chỉ còn là cái tên “Vang bóng một thời”, chủ yếu xuất hiện tại thị trường nông thôn.
- Tên Miền Của Cafe Trung Nguyên Có Gì Đặc Biệt?
- Các thương hiệu Đa quốc gia và 5 “cú vấp” văn hóa để đời
2. Thương hiệu Việt P/S bị Unilever mua đứt
Trước năm 1997 – thời điểm Unilever vào Việt Nam, P/S đã từng cùng kem đánh răng Dạ Lan có một thời kỳ hoàng kim chiếm tới 60% thị phần của ngành hàng kem đánh răng.
Thay vì đưa một thương hiệu mới vào thị trường, Unilever đã lựa chọn chiến lược thâu tóm thương hiệu nội địa P/S, tận dụng vị thể sẵn có về uy tín mà thương hiệu đã gây dựng trong lòng người Việt.
Unilever bắt đầu bằng việc đặt vấn đề liên doanh với Công ty Hóa phẩm P/S bằng với hợp đồng tài trợ trang thiết bị, kĩ thuật, con người trị giá 5 triệu USD. Trong các năm tiếp theo, khi Unilever mở rộng quy mô hợp tác, Công ty Hóa phẩm P/S đã không còn đủ tiềm lực tài chính để theo đuổi các dự án kinh doanh và phải rút lui, bán toàn bộ thương hiệu kem đánh răng cho Unilever.
3. Bia Huda bị “bán rẻ” cho Carlsberg
Huda là một thương hiệu mạnh với trên 50% thị phần tại khu vực miền Trung. Tuy nhiên, trong bối cảnh các hiệp định kinh tế như AEC đi vào hiệu lực, cuộc chiến cạnh tranh với các thương hiệu ngoại như Tiger, Heineken, Sapporo.. trở nên ngày càng khốc liệt
Với việc lựa chọn phân khúc khách hàng bình dân, biên lợi nhuận không lớn, trong khi vẫn phải đầu tư cho quảng cáo, Huda đã không thể chịu nổi sức ép từ bài toán lợi nhuận và buộc phải bán mình cho tập đoàn Carlsberg với giá 1.875 tỉ đồng.
4. Người hùng Vinamilk vẫn đứng vững cạnh tranh sòng phẳng với các công ty đa quốc gia

[/agentsw]
Bài Viết Liên Quan
[agentsw ua=’mb’]
- Phương pháp Marketing “Bán hàng miễn phí” và cú lừa ngoạn mục của Jell-O
- Cuộc “lột xác” của Highlands và chiến lược “bình dân hóa”
- Netflix, từ con số 0 cho đến 60 tỷ USD, những bài học giành cho nhà quản lý
- Lễ Trao Giải Oscar – Cơ hội Quảng Bá Hiếm Có Cho Các Hãng Phim
- Mùa Lạnh Đã Tới – Chăm Sóc Sức Khỏe Cùng Kênh 14 và Afamily
- Tổng Hợp Các Trang Báo Chính Và Thế Mạnh Quảng Cáo Của VCCorp
- Logo và đóng góp vô cùng quan trọng đối với thương hiệu
- 6 Tips để thương hiệu có một câu chuyện hoàn hảo
- Bài học lớn về sự hoài niệm trong marketing qua sự trở lại của Nokia 3310
- [Case Study] Giá trị của sự lấm bẩn đến từ chiến dịch “Dirt is Good” của OMO (Phần 2)