[agentsw ua=’pc’]
Technographic data là gì? Chuyển đổi kỹ thuật số là thuật ngữ khá phổ biến, theo ghi nhận của Forbes, 70% công ty đã triển khai chiến lược cải thiện việc tiếp nhận giải pháp và dịch vụ kỹ thuật số hoặc đang tích cực thực hiện chiến lược này. Và, chỉ riêng trong năm 2019, các doanh nghiệp trên toàn cầu đã chi hơn 2 nghìn tỷ đô la để thúc đẩy việc áp dụng kỹ thuật số và cải thiện hiệu suất tổng thể của tổ chức. Đối với các nhà cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong ngành công nghệ, điều này mang đến một cơ hội: Nếu các nhóm bán hàng B2B có thể xác định nơi doanh nghiệp đang gặp khó khăn với các sáng kiến chuyển đổi kỹ thuật số, họ có thể cải thiện thị trường mục tiêu và tăng tổng doanh số bán hàng. Nhưng làm thế nào để họ thu hẹp khoảng cách giữa chuyển đổi tiềm năng và thu thập thông tin chi tiết thực tế? Trong phần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu Technographic data là gì, cách các công ty có thể thu thập dữ liệu này trên quy mô lớn và tại sao dữ liệu này lại quan trọng để giúp tăng cường nỗ lực bán hàng B2B.
CONTENTS:
Technographic là gì?
Technographics (tạm dịch: dữ liệu công nghệ) là từ ghép của hai từ “technology” (công nghệ) và “demographics” (nhân khẩu học), đề cập đến thông tin chuyên sâu về việc sử dụng các giải pháp công nghệ, tỷ lệ chấp nhận chúng và những thách thức tiềm ẩn mà công nghệ đưa ra đối với các tổ chức.
Định nghĩa về Technographic này không thực sự rõ ràng nếu không có ngữ cảnh cụ thể.
Để hiểu rõ hơn, trước tiên hãy nói về những gì không phải là technographic:
Demographic data – Dữ liệu nhân khẩu học
Dữ liệu nhân khẩu học tập trung vào thông tin về con người chẳng hạn về tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, mức thu nhập, công việc, sở thích, lối sống,… Thông tin này rất quan trọng trong việc xác định khách hàng tiềm năng và phát triển các nỗ lực tiếp thị ban đầu nhưng không cung cấp thông tin chi tiết về việc sử dụng công nghệ.
Technographic data là gì? Dữ liệu nhân khẩu học là gì (Ảnh: Userbrain)
>>> Có thể bạn quan tâm: Demographic, nhân khẩu học là gì
Firmographic data – Đặc điểm doanh nghiệp
Dữ liệu Firmographic đề cập đến các thông tin như quy mô công ty, sản phẩm cung cấp, lĩnh vực hoạt động, tổng doanh thu và thậm chí cả vị trí thực tế. Dữ liệu này hữu ích để giúp tạo các chiến dịch được nhắm mục tiêu thúc đẩy mối quan tâm bán hàng B2B nhưng không bao gồm các chỉ số hoặc phép đo liên quan đến công nghệ.
Firmographic data là gì? (Ảnh: infotanksmedia)
Vậy Technographic data là gì?
Nói một cách đơn giản, đó là thông tin liên quan đến môi trường công nghệ hiện tại của bất kỳ doanh nghiệp nào, bao gồm mọi thứ từ cơ sở hạ tầng và công cụ mạng họ đang sử dụng đến các ứng dụng họ thích và tỷ lệ chấp nhận các ứng dụng này trên quy mô lớn. Đối với nhiều thương hiệu B2B, technographic data cho bạn biết khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của bạn đang sử dụng công nghệ nào – từ cơ sở dữ liệu CRM đến tính năng quay số tự động.
Giống như cách nhân khẩu học xác định con người và thói quen của họ, technographics xác định công nghệ được sử dụng bởi đối tượng mục tiêu và bất kỳ hoạt động liên quan nào. Với technographics data, các công ty có thể hiểu được nền tảng công nghệ của công ty và ý định mua bất kỳ giải pháp công nghệ nào trong tương lai.
Technographic data được sử dụng hiệu quả có thể giúp các công ty điều chỉnh việc cung cấp sản phẩm của họ với nhu cầu chuyển đổi kỹ thuật số và thu hút sự quan tâm của khách hàng.
Đáng nói? Có sự khác biệt giữa dữ liệu công nghệ thuần túy (pure technographic data) và dữ liệu công nghệ xã hội (social technographic data). Trong khi dữ liệu công nghệ nói về việc sử dụng phần mềm, phần cứng và công nghệ mạng trong một tổ chức, thì dữ liệu công nghệ xã hội tập trung vào việc tiêu thụ và sử dụng các công nghệ truyền thông xã hội trong một doanh nghiệp.
Mặc dù điều này hữu ích cho các hoạt động social marketing, nhưng nó không phục vụ chức năng giống như technographic data cho các nỗ lực tiếp thị B2B.
Cách thu thập Technographic data hiệu quả
Khi nói đến việc thu thập technographic data, có ba phương pháp chính sau:
Khảo sát
Phương pháp thu thập technographic data trực tiếp nhất bắt đầu từ nguồn nhân viên tại các công ty mục tiêu. Tạo các cuộc khảo sát qua điện thoại hoặc email, cố gắng thu thập thông tin về cách công nghệ được áp dụng, triển khai và sử dụng để thúc đẩy các nỗ lực B2B.
Thực hiện khảo sát giúp thu thập technographic data hiệu quả (Ảnh: Omniconvert)
Thách thức: Hầu hết các công ty sẽ không trả lời các cuộc khảo sát qua điện thoại (cold-call) và nhiều công ty không sẵn sàng cung cấp dữ liệu sử dụng cụ thể ngay cả qua các mẫu phản hồi email. Mặc dù phương pháp này có thể cung cấp một số dữ liệu sử dụng tổng quát, nhưng nó thường gặp nhiều rắc rối hơn mức đáng có.
Web scraping
Web scraping hay công cụ rà soát trang web đề cập đến việc trích xuất thông tin cụ thể từ trang web của công ty về các ứng dụng và dịch vụ mà doanh nghiệp sử dụng. Mặc dù điều này có thể tạo ra kết quả chính xác hơn so với dữ liệu khảo sát và không cần đến các cuộc gọi mời chào qua điện thoại, nhưng nó yêu cầu chuyên môn kỹ thuật để đảm bảo các công cụ đang thu thập và báo cáo dữ liệu có liên quan. Ngoài ra, các biện pháp kiểm soát bảo mật trên các trang web có thể hạn chế loại và số lượng dữ liệu có thể được thu thập và thông tin sẵn có có thể đã lỗi thời.
Sử dụng Web Scraping để trích xuất thông tin cụ thể, đơn giản, hiệu quả (Ảnh: promptcloud)
Mua dữ liệu từ bên thứ ba
Cách đơn giản nhất để có được dữ liệu công nghệ là mua từ một nhà cung cấp dịch vụ thu thập dữ liệu có uy tín. Nhờ sự bùng nổ của các giải pháp SaaS, PaaS và IaaS dựa trên đám mây, các nhà cung cấp dịch vụ và công ty phân tích dữ liệu hiện có quyền truy cập vào các bộ dữ liệu công nghệ mạnh mẽ và đáng tin cậy hơn nhiều.
Mặc dù có một số hạn chế đối với việc thu thập dữ liệu này – ví dụ: dữ liệu cá nhân phải được ẩn danh để đảm bảo tuân thủ luật bảo mật địa phương và toàn cầu – nhưng các doanh nghiệp vẫn có khả năng truy cập lượng lớn dữ liệu công nghệ có thể sử dụng được với nhà cung cấp bên thứ ba phù hợp.
Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là không phải mọi nhà cung cấp đều đáng tin cậy. Một số hứa hẹn có bộ dữ liệu khổng lồ nhưng không thể sử dụng, trong khi những người khác không thể cung cấp thông tin chi tiết theo thời gian thực. Do đó, tốt nhất bạn nên tiến hành nghiên cứu trước khi ký hợp đồng với bất kỳ nhà cung cấp dữ liệu công nghệ nào.
Tại sao technographic data lại quan trọng?
Technographic data cung cấp cơ hội để hiểu rõ hơn về công nghệ của công ty. Đồng thời, kết hợp với các nỗ lực tiếp thị và bán hàng có mục tiêu, thông tin này cung cấp một cách để cải thiện đáng kể kết quả chuyển đổi. Bốn lợi ích có thể hành động của technographic bao gồm:
Cải thiện việc phân đoạn thị trường
Với dữ liệu chính xác về việc sử dụng và triển khai công nghệ trong các tổ chức khách hàng tiềm năng, các công ty có thể xác định rõ hơn các phân khúc khách hàng chi tiết dựa trên nhu cầu hiện tại và các ưu tiên liên tục để đảm bảo nguồn lực bán hàng được sử dụng hiệu quả.
Nhắm đúng vấn đề cụ thể
Khách hàng tiềm năng thường “bị bao vây” bởi các quảng cáo chiêu hàng cho các công nghệ và dịch vụ mới. Technographic data cho phép đội ngũ nhân viên bán hàng nói chuyện về các vấn đề cụ thể mà khách hàng tiềm năng gặp phải và nhanh chóng nắm bắt được sự quan tâm của họ.
Tăng mức độ ưu tiên
Không phải tất cả khách hàng tiềm năng đều có giá trị tiềm năng như nhau đối với các công ty. Nhưng việc phân chia mức độ ưu tiên khách hàng tiềm năng là rất khó, đặc biệt là trong thị trường công nghệ ngày càng cạnh tranh này. Technographic data có thể giúp các doanh nghiệp nhanh chóng đánh giá xem khách hàng tiềm năng nào có nhiều khả năng chi tiêu hơn cho các giải pháp mới và những khách hàng nào cần thêm thời gian.
Giảm thời gian hoàn thành quy trình
Các thông báo về giải pháp công nghệ mới, sáp nhập, mua lại hoặc ra mắt sản phẩm mang lại khả năng bán hàng thành công chỉ khi đáp ứng được thời gian kết nối các điểm giữa các bản tin tức và nhu cầu của khách hàng.
Tạm kết
Hiểu được Technographic data là gì thì bạn có thể thấy nó giúp các nhóm tiếp thị và bán hàng có thể tạo ra các chiến dịch được nhắm mục tiêu nói lên các vấn đề thực tế mà các tổ chức đang đối mặt trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số. Bằng cách sử dụng technographic data để ưu tiên các vấn đề tại chỗ và cung cấp các giải pháp toàn diện cho những thách thức đang nổi lên, các doanh nghiệp B2B có thể nổi bật hơn hẳn so với đối thủ và giúp thúc đẩy chuyển đổi khách hàng bền vững.
Lương Hạnh – MarketingAI
Theo blog.hubspot
>> Có thể bạn quan tâm: 7 cách đơn giản tăng lượt chia sẻ trên mạng xã hội
[/agentsw]
Bài Viết Liên Quan
[agentsw ua=’mb’]
- Local Brand là gì? TOP 10+ Local Brand nổi tiếng Việt Nam 2022
- Vai trò và những vấn đề của Marketing and Sales trong doanh nghiệp
- 5 Cách tìm kiếm khách hàng doanh nghiệp “đắt giá” dành cho dân sales B2B
- 10 Cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả cho dân sale
- Sponsor là gì? Tips trong nghệ thuật Sponsorship Marketing bạn cần biết
- Storytelling Marketing trong xây dựng thương hiệu cho bệnh viện
- Xu hướng storytelling dẫn đầu ngành tiếp thị 2022
- Câu chuyện thương hiệu của Starbucks đã dạy nước Mỹ cách uống cà phê như thế nào?
- Sức mạnh của brand story: làm sao xây dựng lòng tin khách hàng tuyệt đối?
- Thương hiệu là gì? 6 Yếu tố giúp tạo nên 1 thương hiệu hoàn hảo