Grab và chiến lược địa phương hóa tài tình

Ngày 26/3/2018, Grab mua lại Uber và mọi hoạt động kinh doanh của Uber tại Đông Nam Á. Sự kiện này đã chính thức đưa Grab thành “ông hoàng” dịch vụ gọi xe tại thị trường này. Dưới góc nhìn của các chuyên gia, đây là một thắng lợi lớn cho Grab bởi lẽ hãng này được hình thành theo mô hình của Uber và khởi nghiệp khi Uber được ưa chuộng ở nhiều quốc gia tại Châu Âu. Hãy cùng Marketing AI tìm hiểu chiến lược địa phương hóa đã đưa đến thắng lợi cho Grab ở thị trường Đông Nam Á.

Uber bị “cấm cửa” tại Anh, thị trường đầy tiềm năng với hơn 45.000 tài xế

Sau khi bán mảng kinh doanh ở Trung Quốc, Đông Nam Á, Uber vẫn chưa hết vận đen thi gặp khó khăn ở những khu vực khác. Đây được xem là lần thứ 2 trong 2 năm, London đã ra lệnh cấm Uber. Nhà chức trách thành phố này đã từ chối gia hạn giấy phép hoạt động của Uber vì lo ngại vấn đề an toàn.

Uber cắt giảm 14% nhân sự – tương đương 3700 nhân viên mất việc làm do ảnh hưởng Covid-19

Uber quyết định sa thải 3.700 nhân viên trong bối cảnh đại dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Trong đó, Giám đốc điều hành Uber, Dara Khosrowshahi cho biết, ông sẽ không nhận lương trong thời gian còn lại của năm 2020.

Vì sao Uber quyết định “chơi lớn” khi chuyển từ dịch vụ đặt xe sang giao hàng tiết kiệm giữa bão Covid-19?

Giám đốc tiếp thị của Uber – Meg Donovan tin rằng, sự thay đổi này là màn đặt cược táo bạo, đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa marketing và product. Hãng sẵn sàng thoát khỏi “vùng an toàn” để theo đuổi sự phù hợp với bối cảnh thị trường giữa bão Covid-19. 

Hoa hậu H’Hen Niê – Sự lựa chọn tài tình của Grab cho chiến dịch Tết

Mới đây, Grab Việt Nam cùng báo VNExpress vừa chính thức triển khai chiến dịch “Cùng Grab chung tay chở Tết về gần” từ ngày 15/1 đến 4/2/2018 trên phạm vi toàn quốc, với sự tham gia của tân Hoa hậu hoàn vũ Việt Nam H’Hen Niê. Đây được coi là một trong những chiến dịch marketing đậm tính nhân văn của Grab trong giai đoạn cận Tết nguyên đán – mùa cao điểm của các dịch vụ giao thông – di chuyển.

Chiến lược Marketing của Vinasun: Sự “ngoi ngóp” của hãng taxi truyền thống

Khi mà trở lại cách đây khoảng 5 năm trước thì có lẽ những hãng taxi truyền thống vẫn là những sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng. Thế nhưng kể từ khi Grab hay Uber thời kỳ đầu xâm chiếm thị trường Việt Nam, nó đã thay đổi hoàn toàn thói quen đặt xe taxi của người tiêu dùng, những thương hiệu như Mai Linh, Taxi Group hay Vinasun đều rơi vào trạng thái “khốn đốn”. Thế nhưng với những chiến lược Marketing của Vinasun hiện nay thì hãng đã làm những gì để có thể trở lại đường đua cạnh tranh với những tên tuổi như Grab, Fastgo, Be…

Phân tích chiến lược marketing của Uber tại thị trường Việt Nam

Sự bành trướng về thị phần của Uber tại thị trường Châu Á Thái Bình Dương và đặc biệt là Việt Nam đã tạo ra nhiều cuộc tranh cãi về mặt chiến lược của họ. Giữa sự nỗ lực cạnh tranh của 2 ông lớn trong ngành dịch vụ vận chuyển ứng dụng công nghệ này, đâu là chiến lược marketing của Uber đã sử dụng để chiếm được vị trí độc tôn trong lòng người tiêu dùng Việt Nam trước đối thủ “không đội trời chung” Grab và các hãng taxi truyền thống như Taxi Group, Taxi Mai Linh?

Grab mua lại Uber Đông Nam Á & Bài học về thích ứng thị trường

Mới đây, sáng ngày 26/03/2018 theo thông tin chính thức từ cả Uber và Grab, Grab mua lại Uber Đông Nam Á, bao gồm toàn bộ hoạt động kinh doanh của Uber tại khu vực Đông Nam Á. Hay nói cách khác, cho đến thời điểm hiện tại, Grab đang giữ vị thế thống lĩnh thị trường taxi công nghệ tại khu vực Đông Nam Á. Đây được xem là một chiến thắng của Grab khi mà Uber đã dành một lượng tiền khổng lồ gấp 3 lần Grab khi đầu tư vào thị trường này. Hãy cùng MarketingAI phân tích và rút ra những bài học đắt giá về thấu hiểu bản địa trong môi trường toàn cầu hóa mạnh mẽ sau sự thất thế của Uber trong khu vực.

1 năm trôi qua, cùng lý giải vì sao Việt nam không phạt thương vụ Grab mua Uber?

Thương vụ Grab mua Uber vào đầu năm 2018 vừa rồi đã tạo ra một cơn địa chấn trên tại thị trường Việt Nam. Nhiều người cho rằng, Grab sau hợp đồng đó gần như độc quyền tại thị trường 90 triệu dân, cũng như mức giá được đẩy lên quá cao khiến nhiều người không khỏi bức xúc. Mặc dù, có nhiều hãng trong nửa cuối 2018, và đầu 2019 liên tiếp gia nhập thị trường gọi xe nhanh để tranh miếng bánh thị phần, nhưng Grab vẫn chiếm lượng người dùng khá cao. Vậy dù hơn 1 năm trôi qua, bạn có thắc mắc vì sao Việt Nam lại không phạt thương vụ Grab mua Uber như các nước khác không? Cùng MarketingAI tìm hiểu nhé

“Unlock Cities” – Chiến dịch marketing mang thông điệp ý nghĩa của Uber

“Unlock Cites” – Khơi nguồn tiềm lực bảo vệ khoảng không thành phố là chuỗi chiến dịch marketing ngoài trời mới nhất của Uber được thực hiện nhằm nâng cao nhận thức của người dân về việc bảo vệ những khoảng không trong thành phố chật chội. Chiến dịch marketing đã đón nhận được nhiều tình cảm từ phía công chúng.

“Sáng mắt ra” với màn sa thải 400 Marketers của Uber

Mới đây, “ông lớn” Uber vừa có một quyết định “hết hồn” và táo bạo. Công ty đã sa thải 400 Marketers, tức là khoảng 1/3 nhân sự trên tổng số 1.200 của phòng ban này. Có rất nhiều lý do được đưa ra để giải thích về độ “chơi lớn” của “gã khổng lồ” công nghệ hàng đầu này. Nhưng nguyên nhân lớn nhất được cho là Uber muốn cải tổ một đội hình nhân sự vững chắc hơn. Cùng MarketingAI đi tìm hiểu kỹ hơn về thông tin này nhé!

#2018withGrab: Nhìn lại 1 năm đại thắng của ứng dụng gọi xe số 1 Đông Nam Á

Năm 2018 nếu nói không ngoa là “năm của Grab”, khi từ đầu năm đến cuối năm bao phủ thông tin là những bài báo liên quan đến thương hiệu này. Từ những thương vụ thâu tóm đến những dịch vụ mới, hay những cải tiến đáng kể, tất cả cho thấy Grab đã lớn mạnh như thế nào và trở thành “chị đại” tại khu vực Đông Nam Á. Như để lưu giữ lại 1 năm đầy thành công của mình thì hãng đã làm ra video “#2018withGrab” để nhìn lại những gì hãng đã làm được trong năm qua.