Mô hình kinh doanh là gì? Tổng hợp những mô hình thành công năm 2020

[agentsw ua=’pc’]

Mô hình kinh doanh là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong công việc kinh doanh của một tổ chức. Nó đóng vai trò như kim chỉ nam giúp các doanh nghiệp vạch ra những đường hướng phát triển rõ ràng trong tương lai, và vì thế quá trình cấu trúc nên mô hình kinh doanh là một phần quan trọng của chiến lược kinh doanh. Để hiểu hơn về khái niệm mô hình kinh doanh là gì và tầm quan trọng của mô hình kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của MarketingAI nhé!

Mô hình kinh doanh là gì?

Mô hình kinh doanh trong tiếng Anh gọi là Business Model. Thuật ngữ này bắt đầu phổ biến vào những năm 90 của thế kỉ 20 và hiện nay được các nhà nghiên cứu học thuật, nghiên cứu ứng dụng quan tâm. Hiện nay, chưa có một định nghĩa nào cố định, vì thế mỗi người sẽ có cách tiếp cận và nhìn nhận khái niệm khác nhau. Trên Wikipedia có cung cấp một khái niệm được đúc kết bởi AI – Debei, EI – Haddadeh và Avison (2008) như sau: “Mô hình kinh doanh là một khái niệm trừu tượng của một tổ chức, nó có thể là một khái niệm, văn bản và/hoặc đồ hoạ của cấu tạo tương quan, hợp tác, sự sắp xếp tài chính được thiết kế và được phát triển bởi một tổ chức hiện tại và trong tương lai, cũng như tất cả các sản phẩm chính và/hoặc các dịch vụ mà công y cung cấp, hoặc sẽ cung cấp, dựa vào sự sắp xếp cần thiết đó để đạt được mục tiêu và mục đích chiến dịch của nó.”

mô hình kinh doanh là gìMô hình kinh doanh là gì? Có cần thiết xây dựng mô hình kinh doanh hay không (Nguồn: Wikipedia)

Nghe có vẻ phức tạp, nhưng bạn có thể hiểu, trong lý thuyết và thực tế, “mô hình kinh doanh” được sử dụng cho một loạt các mô tả để thể hiện các khía cạnh cốt lõi của 1 doanh nghiệp, bao gồm mục đích, quy trình kinh doanh, khách hàng mục tiêu, các đề xuất, chiến lược, cơ sở hạ tầng, cấu trúc tổ chức, nguồn tài nguyên, thực hiện giao dịch, quá trình tổ chức và chính sách bao gồm văn hoá. Do đó một mô hình kinh doanh mô tả lý do, cách thức mà một tổ chức tạo ra, cung cấp và nắm giữ giá trị trong kinh tế, xã hội, văn hoá hoặc các tình huống khác.

Hiểu được mô hình kinh doanh của một doanh nghiệp sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về cách thức hoạt động và kinh doanh của doanh nghiệp đó, họ kinh doanh sản phẩm gì, cho ai, trong lĩnh vực nào,vv….

Tầm quan trọng của mô hình kinh doanh

Bạn đã có một ý tưởng kinh doanh tuyệt vời và sẵn sàng bắt đầu xây dựng một doanh nghiệp nhỏ. Nhưng trước khi bắt đầu, bạn cần tạo một mô hình kinh doanh – lộ trình của bạn để thành công trong kinh doanh. Và nên nhớ, một mô hình kinh doanh không phải là một kế hoạch kinh doanh. Bạn thậm chí không thể bắt đầu viết một kế hoạch kinh doanh cho đến khi bạn tạo ra một bản kế hoạch chi tiết với một mô hình kinh doanh.

Mô hình kinh doanh được xem là một kế hoạch chi tiết cho sự thành công của một doanh nghiệp nhỏ. Việc xây dựng một doanh nghiệp rất giống như xây dựng một ngôi nhà – và ai có thể tưởng tượng một ngôi nhà được xây dựng mà không có bản phác thảo sơ bộ trước đó? Tạo ra một mô hình kinh doanh nhỏ có nghĩa là lập kế hoạch – trên giấy – các nguyên tắc cơ bản của doanh nghiệp bạn. Và nó sẽ giúp bạn, một doanh nhân khởi nghiệp, bình tĩnh ngồi lại và xem xét mọi thứ, thay vì phấn khích quá độ và đánh giá sai về thực tế tiềm năng thành công của ý tưởng kinh doanh ấy. Một mô hình kinh doanh phù hợp giúp bạn tìm ra các yếu tố như: Concept kinh doanh của bạn: bạn đang giải quyết vấn đề gì, cho ai; làm thế nào bạn sẽ tạo ra giá trị khách hàng; sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn sẽ đến với khách hàng như thế nào; làm thế nào doanh nghiệp của bạn sẽ duy trì tính cạnh tranh; tất cả doanh thu và chi phí bạn có thể dự đoán.

Do vậy, hãy dành thời gian của bạn để tạo ra một mô hình kinh doanh hoàn chỉnh. Bạn có thể có một vài ý tưởng được viết nguệch ngoạc trên một tờ giấy, ví dụ như ý tưởng tên, giá sản phẩm và địa điểm lý tưởng. Đây là một khởi đầu tuyệt vời, nhưng một mô hình kinh doanh phù hợp cần có thời gian. Bắt đầu kinh doanh rất thú vị, nhưng bạn cũng cần nền tảng vững chắc nhất có thể để đảm bảo thành công cho việc kinh doanh đó. Đừng đoán giá trị khách hàng của doanh nghiệp của bạn sẽ là gì, mà hay thực hiện nghiên cứu! Khảo sát bạn bè và những mối quan hệ đồng nghiệp của bạn để tìm ra giá trị đích thực của giải pháp mà sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn cung cấp cho thị trường. Hãy dành thời gian để tạo mô hình kinh doanh đúng đắn sẽ đảm bảo bạn không bị đánh giá thấp – hoặc đánh giá quá cao bất cứ điều gì.

Tầm quan trọng của mô hình kinh doanhTầm quan trọng của các mô hình kinh doanh (Nguồn: Billy Epperhard)

Xem xét tất cả các lĩnh vực có thể quan tâm. Có nhiều bộ phận và công việc cần thực hiện khi điều hành một doanh nghiệp và bạn sẽ không muốn bỏ ngỏ một phần nào cả. Ví dụ, chính xác sản phẩm của bạn sẽ đến được với khách hàng của bạn như thế nào? Hãy chắc chắn rằng mô hình kinh doanh của bạn là kỹ lưỡng và bao phủ tất cả các cơ sở. Khi bạn đã chứng minh tính khả thi của doanh nghiệp mới hoặc sẵn sàng lên kế hoạch mở rộng kinh doanh với một mô hình kinh doanh, bạn đã sẵn sàng viết một kế hoạch kinh doanh toàn diện hơn.

Cách xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả

Tùy đặc thù ngành nghề, lĩnh vực và sản phẩm kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ có một mô hình kinh doanh phù hợp và đem lại hiệu quả riêng. Cách thức xây dựng cũng sẽ khác nhau nhưng luôn phải đảm bảo những yếu tố cốt lõi. Dưới đây là những bước mà bạn cần phải nắm rõ trước khi xây dựng một mô hình kinh doanh hiệu quả.

Nghiên cứu, đánh giá, xác định thị trường và phân khúc khách hàng mục tiêu

Đây là bước đi đầu tiên cho bất cứ ai khi bắt tay vào việc xây dựng mô hình kinh doanh. Quá trình nghiên cứu, đánh giá luôn phải dành cho cả hai đối tượng, đó là thị trường và khách hàng. Và quá trình này vô cùng quan trọng. Hãy đặt ra những câu hỏi như: Thị trường bạn đang nhắm đến có đặc điểm như thế nào? Lĩnh vực đó đã có nhiều đối thủ tham dự hay chưa? Điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ là gì? Phân khúc khách hàng mục tiêu bạn nhắm đến có đặc điểm gì? Phân tích nhân khẩu học của họ. Nhu cầu của họ là gì và sản phẩm của bạn có đáp ứng được nhu cầu đó hay không? So với các đối thủ thì sản phẩm của bạn có điểm gì khác biệt?

Đánh giá đúng được thị trường và xác định rõ được tệp khách hàng mục tiêu sẽ góp phần lớn trong việc bạn có thể đưa ra ý tưởng tốt cho sản phẩm của mình. Từ đó, việc mang đến một sản phẩm phù hợp với khách hàng sẽ đạt tỷ lệ thành công cao, bước đầu xây dựng được đường hướng phát triển hiệu quả, hạn chế được nhiều rủi ro trong các bước sau này.

Nghiên cứu, đánh giá, xác định thị trường và phân khúc khách hàng mục tiêuNghiên cứu thị trường là cách giúp các mô hình kinh doanh bền vững hơn (Nguồn: ATP Software)

Xây dựng ý tưởng sản phẩm phù hợp với thị hiếu khách hàng mục tiêu

Ngay sau khi có những kết quả ban đầu về việc nghiên cứu thị trường và khách hàng mục tiêu, đây là lúc các doanh nghiệp cần đầu tư vào việc lên ý tưởng sản phẩm. Sản phẩm được tạo ra phải thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, từ mẫu mã, chất lượng và giá cả. Ngoài ra, điều quan trọng là sản phẩm của bạn phải tạo ra được chất lượng khác biệt so với các đối thủ cùng phân khúc, hoặc tạo ra sự cạnh tranh nhất định về giá cả hay mẫu mã, làm sao để ngay từ bước đầu có thể thu hút sự chú ý của khách hàng, sau đó là khiến họ được tận hưởng cảm giác sử dụng sản phẩm xứng với những đồng tiền họ bỏ ra mua.

Lên kế hoạch sản xuất sản phẩm với chi phí phù hợp

Sau khi ý tưởng sản phẩm được hình thành trên giấy, bước tiếp theo bạn cần phải bắt tay vào sản xuất, hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh. Quá trình này không chỉ tốn nhiều công sức mà còn khiến nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là startup đau đầu về chi phí bỏ ra. Mọi thứ đều chỉ đẹp khi còn ở trên giấy, và khi bắt tay vào làm, bạn phải đối mặt với thực tế chi phí bỏ ra, làm sao để chi phí bỏ ra thấp nhất và thu lại nguồn lợi nhuận cao nhất.

Lên kế hoạch sản xuất sản phẩm với chi phí phù hợp(Nguồn: Internet)

Chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu, chi phí sản xuất là những điều bạn cần nghĩ đến. Với những doanh nghiệp có mô hình sản xuất hiện đại, áp dụng công nghệ cao, chi phí sản xuất sẽ rẻ hơn, lẽ dĩ nhiên là do họ đã có đầu tư vào bộ cơ sở hạ tầng chuyên nghiệp. Các doanh nghiệp nhỏ hơn có thể tìm cách hạ thấp chi phí bằng cách tìm đến các nhà cung cấp nguyên vật liệu uy tín, giá cả phải chăng và chất lượng vẫn được đảm bảo. Trong giai đoạn đầu, việc tuyển chọn nhân công cũng cần diễn ra cực kỳ cẩn thận và tối ưu nhất có thể, tránh trường hợp lãng phí không cần thiết. Điều quan trọng nhất, là bạn phải giám sát chặt chẽ mọi khâu trong quá trình sản xuất trên, đảm bảo không xảy ra bất cứ sai sót nào khi đưa sản phẩm tới tay khách hàng

Xây dựng chiến lược đưa sản phẩm tới tay khách hàng

Sau khi hoàn thiện sản phẩm, bước tiếp theo bạn cần quảng bá sản phẩm tới tay khách hàng bằng cách kết hợp các hình thức marketing hiện đại và truyền thống như: quảng bá trên các kênh digital marketing (social media, website, blog,…), tổ chức các event, workshop ra mắt sản phẩm, phát flyers, dán banner tại các khu vực trung tâm thu hút sự chú ý,…

Xây dựng chiến lược đưa sản phẩm tới tay khách hàng(Nguồn: UEF)

Điều quan trọng cho lần ra mắt sản phẩm này chính là chọn được chương trình ưu đãi hợp lý và thu thập được phản hồi của khách hàng sau chương trình. Đây sẽ là nguồn tài nguyên quý giá để bạn có thể tận dụng rút kinh nghiệm và phát triển cho sản phẩm sau tốt hơn, vì kinh doanh chính là quá trình thử nghiệm, đo lường rồi lại thử nghiệm.

Hoàn thiện mô hình kinh doanh và bắt tay vào hoạt động

Sau khi đã có trong tay mô hình kinh doanh hiệu quả với nhiều lần thử nghiệm sản phẩm và đưa tới khách hàng, bước cuối cùng các doanh nhân cần làm là thực tế hóa mô hình kinh doanh, hoàn thiện dần dần việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ, tuyển chọn đủ nguồn nhân lực và vốn đầu tư, đồng thời liên tục tìm kiếm những đối tác tiềm năng để hợp tác lâu dài và bền vững trong tương lai.

Biến mình trở nên tốt đẹp hơn chính là lúc bạn thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư khác nhau. Việc hợp tác phải dựa trên nguyên tắc đôi bên cùng có lợi, tức là nếu bạn nhận được nguồn vốn đầu tư từ bên họ, bạn cũng phải chứng minh được hiệu quả kinh doanh tốt trong một thời gian nhất định, đồng thời đem lại lợi nhuận tối ưu nhất có thể.

Những thành phần trong mô hình kinh doanh bạn nên biết

Có bao giờ bạn tự hỏi, những thành phần chính trong mô hình kinh doanh là gì không? Một mô hình kinh doanh chuyên nghiệp phải thể hiện rõ được các yếu tố về khách hàng mục tiêu, thị trường, sức mạnh và thách thức của tổ chức, các yếu tố thiết yếu của sản phẩm và cách thức bán sản phẩm. Vậy thì để thể hiện rõ được các yếu tố đó bạn cần phải có gì trong mô hình kinh doanh của mình, dưới đây là danh sách chi tiết các thành phần cần có trong một mô hình kinh doanh:

  • Vấn đề: Pain Point (nỗi đau của khách hàng) là những vấn đề cụ thể mà khách hàng hiện thời cũng như khách hàng tiềm năng của bạn đang gặp phải.
  • Giải pháp: cách công ty đưa ra để đáp ứng nhu cầu của khách hàng (hay còn gọi là sản phẩm).
  • Tài nguyên chính: tài sản vật chất, trí tuệ, con người và tài chính tại công ty.
  • Phân khúc khách hàng: khách hàng mục tiêu là ai? Họ có đặc điểm gì?
  • Đề xuất giá trị duy nhất: tại sao khách hàng sẵn sàng mua sản phẩm của công ty?
  • Cảnh quan cạnh tranh: khách hàng có thể sử dụng những lựa chọn thay thế nào?
  • Lợi thế cạnh tranh: đặc điểm không dễ dàng sao chép hoặc mua ở nơi khác.
  • Kênh bán hàng: công ty sẽ tiếp cận khách hàng như thế nào.
  • Luồng doanh thu: cách công ty tạo thu nhập.
  • Mô hình doanh thu: khuôn khổ cách tạo lợi nhuận của công ty.
  • Đối tác chính: đối tác và nhà cung cấp thiết yếu cho doanh nghiệp.
  • Cấu trúc chi phí: chi phí của công ty là gì và điều đó sẽ ảnh hưởng đến giá cả như thế nào.
  • Số liệu chính: cách công ty đo lường thành công.

Những thành phần trong mô hình kinh doanh bạn nên biết(Nguồn: Internet)

Những thành phần trên không phải lúc nào cũng được yêu cầu “góp mặt” đầy đủ trong một mô hình kinh doanh. Tùy thuộc vào sự trưởng thành của công ty và sản phẩm cung cấp, mô hình kinh doanh thực tế được tạo ra có thể sẽ được giản lược đi hay phải giải quyết chi tiết từng thành phần. Mục tiêu cuối cùng là đưa ra một tầm nhìn chiến lược và mạnh mẽ, đánh giá khách quan những gì có thể và những thách thức nào sẽ phải đối mặt trong một bản mô hình ngắn chọn, cụ thể.

Các loại mô hình kinh doanh phổ biến

Có nhiều loại mô hình kinh doanh khác nhau dành cho các doanh nghiệp. Một số loại mô hình kinh doanh cơ bản là:

Nhà sản xuất (Manufacturer)

Đây là mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm từ các nguyên liệu thô. Sản phẩm đó có thể bán trực tiếp cho khách hàng hoặc bán cho người trung gian, tức là một doanh nghiệp khác sẽ là người cuối cùng bán sản phẩm đó cho khách hàng. Những doanh nghiệp tiêu biểu cho mô hình này có thể kể đến như: Ford, 3M, General Electric.

Nhà phân phối (Distributor)

Mô hình kinh doanh nhà phân phối có nghĩa là doanh nghiệp mua sản phẩm từ các nhà sản xuất và bán lại cho các nhà bán lẻ hoặc người dân. Ví dụ tiêu biểu có thể kể đến là Auto Dealerships.

Nhà bán lẻ (Retailer)

Mô hình kinh doanh nhà bán lẻ sẽ bán trực tiếp sản phẩm tới khách hàng sau khi mua chúng từ các nhà phân phối hoặc các đại lý bán buôn. Amazon và Tesco là 2 ví dụ tiêu biểu.

Các loại mô hình kinh doanh phổ biến

(Nguồn: Kaspersky)

Nhượng quyền thương mại (Franchise)

Các doanh nghiệp sở hữu mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại có thể là một nhà sản xuất, nhà phân phối hoặc nhà bán lẻ. Thay vì tạo ra một sản phẩm mới, bên nhận quyền sử dụng mô hình và thương hiệu doanh nghiệp mẹ sau khi trả tiền bản quyền cho nó. McDonald được xem là một doanh nghiệp nhượng quyền thương hiệu (franchise) tầm cỡ với hơn 92% nhà hàng hoạt động theo hình thức franchise. Chưa dừng ở đó, theo như mục tiêu dài hạn của họ thì con số ấy sẽ tăng lên 95% trong thời gian sắp tới. Pizza Hut cũng là một tên tuổi tiêu biểu khác cho mô hình kinh doanh này.

>> Xem thêm: Nhượng quyền thương hiệu là gì

Cửa hàng truyền thống (Brick-and-mortar)

Cửa hàng truyền thống (Brick-and-mortar)(Nguồn: Better than sure)

Brick-and-mortar là mô hình kinh doanh truyền thống nơi các nhà bán lẻ, bán buôn và nhà sản xuất giao dịch với khách hàng trực tiếp trong văn phòng, cửa tiệm nhỏ hoặc cửa hàng lớn mà doanh nghiệp sở hữu hoặc thuê.

Thương mại điện tử (E-commerce)

Mô hình kinh doanh thương mại điện tử là sự nâng cấp của mô hình kinh doanh brick-and-mortar truyền thống. Nó tập trung vào việc bán sản phẩm trên các kênh bán hàng trực tuyến và tận dụng sự phát triển của Internet ngày nay để tối giản chi phí một cách đáng kể. Ở Bắc Mỹ nói riêng và các nước phương tây nói chung, với gần 23 tỷ đô la doanh thu và gần 7 tỷ đô la lợi nhuận, Amazon được xem là biểu tượng của mô hình kinh doanh thương mại điện tử. Còn ở Trung Quốc, Alibaba là công ty dẫn đầu thị trường này.

Bricks-and-clicks

Bricks-and-clicks(Nguồn: Vietnambiz)

Đây là mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp tận dụng cả 2 kênh bán hàng là online và offline, cho phép khách hàng đến nhận sản phẩm từ các cửa hàng vật lý trong khi họ có thể đặt hàng trên các kênh bán hàng trực tuyến. Mô hình này mang lại sự linh hoạt cho doanh nghiệp vì nó có thể đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khác nhau, ở các vùng khác nhau, đặc biệt ở những nơi doanh nghiệp không có cửa hàng. Hầu hết các công ty may mặc, thời trang hiện nay là ví dụ điển hình cho loại mô hình này.

Mô hình giá rẻ (Nickel-and-dime)

Mô hình giá rẻ (Nickel-and-dime)(Nguồn: Zing)

Trong mô hình này, sản phẩm cơ bản được cung cấp cho khách hàng rất quan tâm tới vấn đề chi phí và do đó giá càng thấp càng tốt. Đối với mọi dịch vụ khác đi kèm, đều sẽ kèm một khoản chi phí nhất định. Điển hình cho loại hình kinh doanh này chính là tất cả các hãng hàng không giá rẻ.

Freemium

Đây là một trong những mô hình kinh doanh phổ biến nhất trên Internet. Các công ty cung cấp các dịch vụ cơ bản miễn phí cho khách hàng và tính một chi phí nhất định cho các tiện ích bổ sung. Vì vậy, sẽ có nhiều gói sản phẩm với nhiều lợi ích khác nhau dành cho các khách hàng khác nhau. Nói chung, gói Free sẽ gồm các dịch vụ cơ bản đi kèm với một số hạn chế hoặc giới hạn nhất định, chẳng hạn như quảng cáo trong ứng dụng, hạn chế về dung lượng, v.v., mà các gói cao cấp (Premium) sẽ không bi ảnh hưởng.

Freemium(Nguồn: Ybox)

Ví dụ: phiên bản thường của Dropbox chỉ đi kèm với dung lượng lưu trữ 2 GB. Nếu bạn muốn tăng giới hạn đó, bạn có thể chuyển sang gói Pro và trả phí nâng cấp 9,99 đô la/ tháng cho nó. Một số trình chỉnh sửa hình ảnh trực tuyến cho phép bạn chỉ chỉnh sửa một số lượng hình ảnh nhất định trong gói miễn phí, còn gói trả phí sẽ cung cấp số lượng hình ảnh không giới hạn. Hay như người dùng sử dụng gói miễn phí Youtube sẽ phải xem các quảng cáo trong khi gói cao cấp (Đỏ) thì không bị gián đoạn bởi các đoạn quảng cáo đó, lại còn được tặng thêm những tiện ích khác.

Mô hình này là một trong những mô hình được áp dụng nhiều nhất cho các công ty có sản phẩm kinh doanh trực tuyến, vì nó không chỉ là một công cụ Marketing tuyệt vời mà còn là một cách hiệu quả về chi phí để mở rộng và thu hút người dùng mới.

Đăng ký (Subscription)

Đăng ký (Subscription)(Nguồn: Econsultancy)

Nếu chi phí mua sản phẩm của khách hàng cao, thì việc lựa chọn mô hình kinh doanh này có thể là quyết định đúng đắn nhất. Mô hình kinh doanh đăng ký cho phép bạn giữ khách hàng trong một hợp đồng dài hạn và nhận doanh thu định kỳ từ họ thông qua các giao dịch mua lặp lại. Netflix và Dollar Shave Club là 2 đơn vị tiêu biểu cho mô hình này.

Mô hình kinh doanh tổng hợp

Mô hình kinh doanh tổng hợp(Nguồn: Airbnb)

Mô hình kinh doanh tổng hợp là loại mô hình mới được phát triển gần đây, dành cho các công ty cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau và bán dịch vụ của họ dưới thương hiệu riêng. Lợi nhuận thu được sẽ để dưới dạng hoa hồng. Ví dụ – Uber, Airbnb, Oyo.

Thị trường trực tuyến

Thị trường trực tuyến đưa nhiều người bán khác nhau lên cùng một nền tảng, sau đó cạnh tranh với nhau để cung cấp cùng một sản phẩm / dịch vụ với giá cạnh tranh. Thị trường này xây dựng thương hiệu của mình qua các yếu tố khác nhau như niềm tin, giao hàng tận nhà miễn phí và / hoặc đúng giờ, người bán chất lượng, v.v. và kiếm tiền hoa hồng cho mỗi lần bán hàng được thực hiện trên nền tảng của mình. Ví dụ – Amazon, Alibaba, tại Việt Nam như Shopee,Tiki, Lazada…

>> Xem thêm: Bán hàng trên Shopee từ A – Z

Quảng cáo

Các mô hình kinh doanh quảng cáo đang ngày càng phát triển mạnh mẽ với sự gia tăng nhu cầu về các sản phẩm và dịch vụ miễn phí trên internet. Cũng giống như thời kỳ trước, các mô hình kinh doanh này phổ biến với các nhà xuất bản truyền thông như Youtube, Forbes, v.v … nơi thông tin được cung cấp miễn phí nhưng được đính kèm theo quảng cáo trả phí bởi các nhà tài trợ nhất định nào đó.

Cấp phép dữ liệu / Bán dữ liệu

Với sự ra đời của internet, và các công cụ thuật toán khai thác dữ liệu, lượng thông tin được khai thác từ người dùng hoạt động trên mạng ngày càng gia tăng đột biến. Điều này đã dẫn đến sự ra đời của một mô hình kinh doanh mới – mô hình kinh doanh cấp phép dữ liệu. Nhiều công ty như Twitter và Onesignal bán hoặc cấp phép dữ liệu của người dùng hoặc những người liên quan cho các bên thứ ba, sau đó sử dụng chính những dữ liệu đó để phân tích, quảng cáo và các mục đích khác.

Công ty dịch vụ truyền thông quảng cáo (Agency)

Công ty dịch vụ truyền thông quảng cáo (Agency)(Nguồn: Brandsvietnam)

Một công ty dịch vụ có thể được coi là một công ty đối tác chuyên xử lý các hoạt động kinh doanh như quảng cáo, tiếp thị kỹ thuật số, PR, v.v. Các công ty đối tác này hợp tác với một số công ty khác thực hiện các nhiệm vụ và chịu trách nhiệm để duy trì sự riêng tư và hiệu quả trong công việc của họ. Ví dụ tiêu biểu về mô hình kinh doanh như vậy là Ogilvy & Mathers, Dentsu Aegis Network, v.v….

Affiliate Marketing

Mô hình kinh doanh Affiliate Marketing là mô hình dựa trên thu nhập hoa hồng, trong đó các doanh nghiệp xây dựng công việc kinh doanh của mình xung quanh việc quảng bá sản phẩm của đối tác và hướng tất cả nỗ lực của mình để thuyết phục người theo dõi và người dùng mua cùng. Đổi lại, các doanh nghiệp nhận được một khoản hoa hồng cho mỗi lần bán được giới thiệu. Một ví dụ về doanh nghiệp hoạt động theo mô hình kinh doanh Affiliate Marketing là lifewire.com.

Dropshipping

Dropshipping(Nguồn: Meowcart)

Dropshipping là một loại mô hình kinh doanh thương mại điện tử mà các doanh nghiệp không sở hữu sản phẩm hay hàng tồn kho mà chỉ là một cửa hàng. Ngay sau khi cửa hàng nhận được đơn hàng từ người mua cuối cùng, họ sẽ thực hiện mua sản phẩm thực tế từ một bên đối tác. Và đối tác sẽ sau đó giao sản phẩm trực tiếp cho khách hàng.

Network Marketing

Mô hình kinh doanh Network Marketing, hay còn gọi là marketing đa cấp, liên quan đến một mạng lưới có cấu trúc kim tự tháp bao gồm những người bán sản phẩm cho công ty. Mô hình hoạt động trên cơ sở hoa hồng, những người tham gia được trả thù lao khi

  • Họ thực hiện bán sản phẩm cho công ty
  • Những người họ tuyển dụng bán sản phẩm cho công ty

Mô hình kinh doanh này dựa trên triết lý Marketing trực tiếp và bán hàng trực tiếp, không có cửa hàng bán lẻ nhưng các dịch vụ được Marketing trực tiếp đến thị trường mục tiêu bởi những người tham gia. Thị trường được khai thác bằng cách làm cho ngày càng nhiều người trở thành một phần của cấu trúc kim tự tháp nơi họ kiếm tiền bằng cách bán nhiều hàng hóa hơn và thu hút được nhiều ngườ tham gia hơn.

Dịch vụ đám đông

Mô hình kinh doanh dịch vụ đám đông liên quan tới việc người dùng đóng góp vào giá trị được cung cấp. Mô hình kinh doanh này thường được kết hợp với các mô hình kinh doanh và doanh thu khác để tạo ra một giải pháp tối ưu cho người dùng và đem lại lợi nhuận. Ví dụ về các doanh nghiệp sử dụng mô hình kinh doanh dịch vụ đám đông là Wikipedia, reCAPTCHA, Duolingo, v.v.

Nền tảng đồng đẳng (P2P)

Nền tảng đồng đẳng (P2P)(Nguồn: Lendbiz)

Nền kinh tế P2P là nền kinh tế dựa trên internet phi tập trung, nơi hai bên tương tác trực tiếp với nhau để mua hoặc bán hàng hóa hoặc thực hiện giao dịch mà không cần sự can thiệp của bất kỳ bên thứ ba nào. Một mô hình kinh doanh P2P là một nền tảng nơi những người dùng này gặp nhau. Ví dụ về các nền tảng P2P là Craigslist, OLX, Airbnb, v.v.

Blockchain

Blockchain là hệ thống lưu trữ các cơ sở dữ liệu cho phép lưu trữ và truyền tải khối thông tin (block). Chúng được liên kết với nhau nhờ mã hóa. Blockchain đơn giản là một cơ sở dữ liệu kỹ thuật số mà không ai sở hữu nhưng bất cứ ai cũng có thể đóng góp. Nhiều doanh nghiệp đang đi theo con đường phi tập trung này để phát triển mô hình kinh doanh của họ. Các mô hình dựa trên blockchain không được sở hữu hoặc giám sát bởi một thực thể duy nhất. Thay vào đó, họ làm việc trên sự tương tác bình đẳng với nhau và ghi lại mọi thứ trên một cuốn sổ cái lưu trữ dữ liệu phi tập trung.

SAAS, IAAS, PAAS

SAAS, IAAS, PAAS(Nguồn: ATP Software)

Nhiều công ty đã bắt đầu cung cấp phần mềm, nền tảng và cơ sở hạ tầng của họ như một dịch vụ. Mô hình kinh doanh “như một dịch vụ” hoạt động theo nguyên tắc trả tiền, khi bạn đến nơi khách hàng trả tiền cho việc sử dụng phần mềm, nền tảng và cơ sở hạ tầng đó; anh ta trả tiền cho những gì và bao nhiêu tính năng anh ta đã sử dụng chứ không phải cho những gì anh ta đã có.

High Touch

High Touch(Nguồn: Internet)

Mô hình High Touch là một mô hình đòi hỏi nhiều tương tác của con người. Mối quan hệ giữa nhân viên bán hàng và khách hàng có tác động rất lớn đến doanh thu chung của công ty. Các công ty với mô hình kinh doanh này hoạt động dựa trên niềm tin và sự tín nhiệm. Ví dụ tiêu biểu là các Tiệm làm tóc và công ty tư vấn.

Low Touch

Trái ngược với mô hình kinh doanh High Touch, mô hình Low Touch đòi hỏi sự hỗ trợ hoặc can thiệp tối thiểu của con người trong việc bán sản phẩm hoặc dịch vụ. Khi công ty bạn không phải duy trì một lực lượng bán hàng khổng lồ, chi phí sẽ được cắt giảm, đồng thời các công ty đó cũng tập trung vào cải tiến công nghệ để giảm thiểu tối đa sự can thiệp của con người, trong khí đó vẫn thực hiện tốt yếu tố trải nghiệm khách hàng. Ví dụ điển hình có thể thấy là Ikea và SurveyMonkey.

Tất nhiên, hầu hết các công ty không hoạt động trên bất kỳ một trong những mô hình kinh doanh này mà thay vào đó là sự kết hợp của một số mô hình. Giống như bạn hoàn toàn có thể kết hợp các mô hình với nhau như thế này: Bricks-and-clicks và Low Touch và Retailer hoặc High Touch và Subscription và Manufacturer. Mô hình kinh doanh bạn chọn phụ thuộc vào nhu cầu kinh doanh của bạn và giá trị bạn muốn tạo cho các bên liên quan.

Những mô hình kinh doanh thành công năm 2020 tại Việt Nam

Với sự phát triển bùng nổ của Internet trong nhiều năm qua, những mô hình kinh doanh tại Việt Nam ngày càng trở nên đa dạng và một trong số đó đã chứng minh được hiệu quả cho đến tận ngày nay. Những mô hình kinh doanh thành công năm 2020 có thể kể đến như:

  • Mô hình kinh doanh truyền thống: Như chúng ta đã biết trong mô hình kinh doanh truyền thông, tức là sản phẩm xuất xưởng từ nhà sản xuất, để đến được tay người tiêu dùng cần phải đi qua khâu trung gian như các tổng đại lý, đại lý cấp 1, cấp 2, cấp 3, và cuối cùng là đến các cửa hàng bán lẻ gần ở khắp nơi. Như vậy, đây là mô hình kinh doanh tập hợp của những mô hình nhỏ lẻ đã kể đến ở trên như Nhà sản xuất (Manufacturer), Nhà bán lẻ (Retailer), Nhà phân phối (Distributor),… Khi qua những khâu trung gian này, nhà sản xuất cần phải bỏ ra một khoản tiền rất lớn để chi trả cho vận chuyển, kho hàng, nhân công, bến bãi,… mất khoảng 30-40% giá thành một sản phẩm.
  • Mô hình kinh doanh trực tuyến dựa vào Internet: Đây là mô hình kinh doanh dựa nhiều vào sự phát triển của Internet. Ở Việt nam, có hai mô hình nhỏ tiêu biểu thuộc chùm mô hình lớn này là kinh doanh online (trên các kênh digital marketing) và thương mại điện tử với những tên tuổi lớn như Tiki, Sendo,…
  • Mô hình hợp tác kinh doanh: Hiện nay, có nhiều đơn vị, doanh nghiệp đang sử dụng mô hình hợp tác kinh doanh, được hiểu là sự phát triển của các mối quan hệ chiến lược, lâu dài giữa hai bên để đạt được các mục tiêu chung. Ví dụ về mô hình kinh doanh Tiêu biểu nhất chính là mô hình nhỏ hơn – nhượng quyền thương mại như đã nói ở trên. Ở Việt Nam rất nhiều đơn vị thành công với mô hình hợp tác kinh doanh theo hình thức nhượng quyền như: Lotteria, Circle K, Highlands Coffee, Pozaa Tea,…

Những mô hình kinh doanh thành công năm 2020 tại Việt Nam(Nguồn: timviec365)

>>> Có thể bạn quan tâm: Các ý tưởng kinh doanh HOT nhất thời điểm trong năm

Tạm kết

Việc xây dựng một mô hình kinh doanh hiệu quả nắm vai trò như chìa khóa quyết định sự thành công trong hoạt động kinh doanh của bạn. Hiểu được mô hình kinh doanh là gì sẽ biết việc ra đời nhiều mô hình kinh doanh khác nhau đáp ứng với xu thế phát triển của thị trường, các doanh nghiệp cũng cần phải nhanh nhạy hơn trong việc bắt kịp xu thế và nhu cầu của khách hàng, để từ đó kết hợp cho mình nhiều loại mô hình khác nhau, tối đa hóa hiệu suất kinh doanh của công ty.

Tô Linh – MarketingAI

Tổng hợp

[/agentsw]

Mô hình kinh doanh là gì? Tổng hợp những mô hình thành công năm 2020

[agentsw ua=’mb’]

[/agentsw]

Viết một bình luận

0 Shares
Share
Tweet
Pin