Marketing y tế 2018: cần chú trọng vào storytelling

[agentsw ua=’pc’]

Hiện nay, hầu hết các bệnh viện, phòng khám đều biết cách xây dựng chiến lược marketing riêng cho mình như xây dựng website và quảng bá thương hiệu trên social media. Nhưng nếu cứ mải miết đi theo lối mòn thì dần dần các thương hiệu trong ngành chăm sóc sức khỏe cũng sẽ bị nhạt nhòa. Ở bài viết này, MarketingAI chia sẻ bí quyết “kể chuyện” giúp cho các phòng khám có thêm ý tưởng khác biệt và đột phá trong chiến lược marketing y tế để ghi thêm dấu ấn trong lòng khách hàng.

Lắng nghe bệnh nhân

Sau 18 tháng nghiên cứu với hàng ngàn cuộc phỏng vấn, Rodriguez – giám đốc tiếp thị tại UCHealth hiểu rằng việc chăm sóc bệnh nhân một cách chu đáo là chưa đủ. Để có thể nổi bật hơn đối thủ cạnh tranh, phòng khám cần lắng nghe người tiêu dùng, bệnh nhân, cũng như luôn luôn đổi mới, cung cấp những dịch vụ tốt nhất để phục vụ khách hàng, cải tiến chất lượng dịch vụ hằng ngày để đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng.

Storytelling marketing y tế

Storytelling marketing y tế là phương pháp hoàn hảo giúp thương hiệu phòng khám của bạn được “tỏa sáng”, thông qua câu chuyện của bạn và cả những gì người ta nói về câu chuyện của bạn. Hãy kể những câu chuyện có thật hoặc câu chuyện được dựa trên sự kiện có thật, do chính bệnh nhân của bạn chia sẻ để khơi dậy cảm xúc của mọi người.

“Chúng tôi biết việc giữ gìn cơ thể khỏe mạnh và duy trì nếp sống khỏe là điều khó khăn với khá nhiều người, do vậy chúng tôi truyền cảm hứng tới độc giả và khách hàng thông qua các của chuyện của mình”

– Terry Asher Moncada, GymJunkies

Câu chuyện về những người bình thường bỏ thói quen xấu theo những cách khác thường, câu chuyện về những tình huống gần gũi như cảm thấy lười biếng, quá bận bịu để tới phòng tập, dậy sớm tập thể dục, ăn uống lành mạnh, từ bỏ thuốc lá, ngủ trước 11h,… Hãy kể những câu chuyện chân thật và thực tế như vậy, vì điều đó chạm tới cảm xúc của độc giả và thôi thúc họ hành động.

(Ảnh: marketinginsidergroup)

Xây dựng thương hiệu

Mục tiêu của xây dựng thương hiệu là xây dựng lòng trung thành của khách hàng. Trong cuốn sách “Storytelling, Branding in Practice” do Springer xuất bản năm 2005, nhóm tác giả cho rằng storytelling marketing chính là phương thức quan trọng để xây dựng thương hiệu. Một thương hiệu mạnh phải được tạo dựng trên những giá trị rõ ràng và phải tạo ra sự kết nối cảm xúc với người tiêu dùng.

Mỗi thương hiệu sẽ toát lên một phong cách riêng, Nike là ví dụ tuyệt vời cho cách kể chuyện nhất quán, chạm tới cảm xúc của người dùng. Câu chuyện của Nike được tạo ra nhằm thách thức người dùng với câu slogan “Just Do It”.

Nhìn lại quảng cáo được chia sẻ nhiều nhất Olympics: Michael Phelps – “Làm chủ chính mình”

Có lẽ bạn sẽ thấy rõ là TVC này đánh thẳng vào tâm lý của khán giả mục tiêu: những vận động viên, đặc biệt là VĐV bơi lội trong tầm tuổi 18 đến 34. Những đặc thù khắc nghiệt đến nghẹt thở của môn thể thao này, kết hợp với bài hát tuyệt vời từ The Kills, đã tạo nên cho người xem khả năng cảm nhận được từng khoảnh khắc tập luyện kịch tính. Đoạn TVC này đã truyền cảm hứng tuyệt vời cho 47% số người xem nói chung và 68% khán giả mục tiêu.

Kết luận

Mọi chiến dịch marketing y tế hay marketing bệnh viện đều cần hướng tới bệnh nhân, đem lại giá trị cụ thể cho họ và kể câu chuyện thật sáng tạo, đúng cách dựa trên sự thấu hiểu sâu sắc tâm lý của bệnh nhân, như vậy, thương hiệu phòng khám của bạn sẽ ở lại trong tâm trí khách hàng.

Hà Nguyễn – MarketingAI

Theo adage

 

[/agentsw]

Marketing y tế 2018: cần chú trọng vào storytelling

[agentsw ua=’mb’]

[/agentsw]

Viết một bình luận

0 Shares
Share
Tweet
Pin