Marketing trung thu 2022: Điểm nhấn ấn tượng trên bức tranh ảm đạm

[agentsw ua=’pc’]

Mùa Trung thu năm nay diễn ra trong bối cảnh phức tạp của của đại dịch Covid-19, mặc dù được đánh giá là năm yên ắng nhất của thị trường quảng cáo trung thu nhưng về tổng thể vẫn đạt được một số dấu ấn nhất định.

Theo thông lệ, bắt đầu từ cuối tháng 7 là khoảng thời gian cực kỳ sôi động của thị trường bánh kẹo Trung thu. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, có thể đánh giá thị trường đang trở nên yên ắng và ảm đạm hơn các năm trước bởi sự ảnh hưởng của đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư. Việc nhiều tỉnh thành thắt chặt cơ chế giãn cách khiến các thương hiệu lớn không thể triển khai gian hàng giới thiệu sản phẩm như hàng năm.

Thay vào đó, mặt trận online đang ghi nhận sự hoạt động năng nổ và tích cực hơn từ các thương hiệu. Mặc dù vậy, vẫn chưa xuất hiện chiến dịch marketing trung thu nào thực sự ấn tượng khi tháng 8 đang dần khép lại.

Bối cảnh

Làn sóng dịch Covid-19 lần thứ tư được đánh giá là khốc liệt, phức tạp và khó khăn hơn rất nhiều so với ba đợt dịch trước đó. Trung thu năm nay sẽ diễn ra vào thứ ba ngày 21/09/2021, thế nhưng rất khó để ổn định tình hình khi các vùng kinh tế trọng điểm tại hai miền Nam Bắc đều đang thực hiện giãn cách xã hội do sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh. Chỉ thị 15 và 16 được áp dụng buộc các thương hiệu bánh kẹo trung thu phải thay thế dần các hệ thống bán hàng offline – vốn là một trong những hoạt động bùng nổ và rầm rộ nhất trong các đợt lễ Trung thu hàng năm của các thương hiệu.

Tết Trung thu năm nay vào ngày nào? Ảnh: Bachhoaxanh

Tuy nhiên, cả người tiêu dùng và doanh nghiệp đều đang dần cố gắng bình thường hóa các hoạt động để thích ứng với dịch bệnh. Trong khi người tiêu dùng tích cực hơn, tìm cách thay đổi hành vi mua sắm để phù hợp với hoàn cảnh thì các doanh nghiệp cũng đang không ngừng cải thiện và nỗ lực để duy trì sản xuất, thúc đẩy hoạt động kinh doanh. 

Mặc dù dịch bệnh tác động xấu đến hoạt động của tất cả các ngành hàng nhưng cũng là động lực chính thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số của các doanh nghiệp và hành vi online của phần đông công chúng. Khi người tiêu dùng nhanh chóng tiếp nhận các kênh mua hàng trực tuyến, nhiều thương hiệu bánh kẹo trung thu cũng bắt đầu chuyển hướng sang các kênh digital như thương mại điện tử, website, social media,…

Chủ đề được khai thác

Tết Trung thu là một dịp đặc biệt tại hầu hết các nước châu Á. Ở Việt Nam, Tết Trung thu còn được biết đến với một tên gọi phổ biến khác là “Tết thiếu nhi” vì vào ngày này trẻ em sẽ được nhận quà, phá cỗ và rước đèn xem múa Lân. Tuy nhiên, ngoài ý nghĩa là dịp vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung thu còn là cơ hội để các thành viên đoàn viên bên gia đình, bày tỏ sự biết ơn, báo hiếu tổ tiên, ông bà cha mẹ, thầy cô, bạn bè và các ân nhân khác

Những năm gần đây, trung thu không chỉ giới hạn trong phạm vi gia đình mà còn là dịp để các doanh nghiệp tri ân đối tác, khách hàng.

Do ảnh hưởng của dịch covid-19, nhiều người dân bị kẹt lại các khu vực phong tỏa nên không thể về quê, thương hiệu cũng không khá khẩm hơn khi sức mua của người tiêu dùng cho các mặt hàng không thiết yếu ngày càng giảm, kênh phân phối gặp khó khăn, sản xuất cầm chừng buộc họ phải hủy kế hoạch kinh doanh mùa trung thu năm nay.

Mặc dù vậy, Trung thu vẫn đang được đông đảo công chúng mong ngóng và hưởng ứng. Vậy thương hiệu có thể khai thác những thông điệp nào để đạt được hiệu quả truyền thông tốt nhất? Dưới đây là gợi ý một số chủ đề và keyword quan trọng trong mùa Trung thu sắp tới:

>>>Có thể bạn quan tâm: Top 5 chiến dịch Marketing trung thu 2020 thu hút khách hàng mới

Đề tài gia đình – Tết đoàn viên

Các yếu tố xoay quanh chủ đề gia đình tuy không mới nhưng vẫn là mảnh đất màu mỡ để thương hiệu thỏa sức khai phá và sáng tạo. Chủ đề này sẽ càng trở nên có ý nghĩa khi những hoạt động xã hội bị tạm dừng bởi ảnh hưởng Covid-19, mọi người ở nhà nhiều hơn, dành nhiều thời gian cho gia đình hơn và trân trọng hơn những giây phút được ở bên nhau.

Tết đoàn viên – thông điệp chạm đến trái tim khán giả. Ảnh: BrandsVietnam

Trung thu xưa

Trong nhịp sống hối hả này, người ta thường có xu hướng tìm về những điều xưa cũ, để lại được đắm chìm trong những ký ức tươi đẹp của những phong vị xưa đã loang dần theo năm tháng. 

Trung thu xưa luôn mang lại một cảm xúc đặc biệt. Ảnh: Đặng Thế Anh

Nếu để ý quảng cáo của một số thương hiệu bánh trung thu nổi tiếng trong vài năm trở lại đây, bạn sẽ thấy những hình ảnh gợi nhớ đến trung xưa đang được khai thác rất nhiều nhưng không kém phần sáng tạo.

User-Generated Content

Tận dụng UGC (Nội dung do người dùng tạo) giúp thương hiệu tạo sự đồng cảm đối với các nhóm đối tượng trong chiến dịch.

Gần đây, Mondelez Kinh Đô đã triển khai một chiến dịch trực tuyến nơi người tiêu dùng có thể tự tạo nên trải nghiệm trung thu độc đáo của riêng họ bằng cách đăng tải những hình ảnh và câu chuyện về những ký ức tươi đẹp trong mùa tết đoàn viên.

Chiến dịch “Sống lại hình ảnh xưa” của Kinh Đô thu hút được hàng chục ngàn lượt tương tác

Một số key word quan trọng trong mùa trung thu năm 2023

Mặc dù tình hình dịch bệnh còn đáng lo ngại nhưng nhu cầu của mọi người về tiêu dùng các sản phẩm trung thu vẫn tương đối khả quan. Dưới đây là một số key word được người tiêu dùng dành nhiều quan tâm trong thời gian gần đây:

  • Bánh trung thu eat clean: Vừa thỏa mãn nhu cầu thưởng thức bánh mùa trăng vừa đảm bảo sức khỏe
  • DIY: Bánh trung thu handmade
  • Chợ mua sắm bánh trung thu online
  • Hỗ trợ vận chuyển bánh nhanh và chuyên nghiệp

Xu hướng tập luyện và sử dụng sản phẩm tốt cho sức khỏe đặc biệt “nở rộ” trong thời gian xuất hiện dịch bệnh. Cùng với đó, hoạt động mua sắm online cũng được khuyến khích và chuyển đổi dần. Vì vậy, các thương hiệu khai thác tốt những key word này có thể đạt được những thành công nhất định.

Kênh triển khai

“Chợ online” sôi động mùa trung thu 2021

Mùa trăng năm nay không còn hình ảnh những hàng dài xếp hàng chờ mua bánh, thay vào đó các sản phẩm được bày bán ngay trên các chợ online. Song không vì thế mà thị trường bánh trung thu trở nên kém sôi động.

Sự bùng nổ của hoạt động mua sắm trực tuyến, đặc biệt trên sàn thương mại điện tử đã mở ra một cơ hội mới đối với các thương hiệu trong bối cảnh đại dịch. Từ những tên tuổi lớn trong ngành đến các cửa tiệm nhỏ lẻ, tự phát đều đang “đua nhau” xuất hiện trên các đều mặt trận online này khi các gian hàng offline không thể được triển khai. 

Bánh trung thu Starbucks chính thức lên kệ LazMall. Ảnh: Starbucks Vietnam

Chỉ với một vài click chuột, khách hàng có thể nhanh chóng đặt và được giao hàng tận nơi, giảm thiểu tối đa yêu cầu di chuyển và tiếp xúc. Theo ghi nhận, một số thương hiệu có lượng đặt trước quá cao đã buộc phải đóng order sớm hoặc chia thành nhiều đợt để đảm bảo sản phẩm tới tay khách hàng kịp thời.

Social media

Tận dụng sự bùng nổ mạnh mẽ của các nền tảng social media trong thời gian giãn cách xã hội, nhiều thương hiệu đã đầu tư nhiều hơn, triển khai đa dạng hơn các hình thức quảng cáo trên từng nền tảng, bao gồm chạy quảng cáo, tổ chức minigame, livestream,…

Ngoài các hãng bánh trung thu truyền thống, cuộc đua mùa trung thu năm nay còn có sự tham gia nhiệt tình của nhiều thương hiệu F&B đình đám như Starbuck, Highland Coffee, Cộng Cà phê,…

Hình ảnh bánh trung thu đậm chất “Cộng” caphe. Ảnh: Cộng

Email marketing

Email marketing là công cụ re-marketing sở hữu ROI vô cùng mạnh mẽ. Hãy tận dụng danh sách khách hàng, đối tác cũ để quảng cáo và truyền tải đầy đủ thông tin về sản phẩm mùa trung thu, chính sách ưu đãi hiện có.

Kết

Trung thu 2021 đang đến rất gần, đây là thời điểm quan trọng để các thương hiệu hoàn thành đường đua nước rút của mình. Trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu hơn, marketers và nhãn hàng cần tập trung hơn nữa để đảm bảo doanh số bền vững.

Lương Hạnh – MarketingAI

>> Xem thêm: Những ý tưởng kinh doanh dịp tết trung thu “siêu lợi nhuận” mà bạn phải biết!

[/agentsw]

Marketing trung thu 2021: Điểm nhấn ấn tượng trên bức tranh ảm đạm

[agentsw ua=’mb’]

[/agentsw]

Viết một bình luận

0 Shares
Share
Tweet
Pin