Go-Jek đổ bộ vào thị trường Việt Nam: Đối thủ của Grab đây chứ đâu!

[agentsw ua=’pc’]

Động thái Go-Jek đổ bộ vào thị trường Việt Nam sẽ là sự kiện đáng mong chờ trong thời gian tới. Grab là cái tên thống lĩnh trên thị trường tại Đông Nam Á không có đối thủ. Thế nhưng startup gọi xe hàng đầu Indonesia tuyên bố sẽ rót khoảng 500 triệu USD vào 4 thị trường: Thái Lan, Singapore, Philippines và Việt Nam. Cuộc chơi chính thức bắt đầu!

Go-Jek “kỳ lân” của Indonesia

Được thành lập năm 2010 tại Jarkarta bởi nhà sáng lập Nadiem Makarim, bắt đầu với khoảng 20 tài xế, sau đó vươn rộng ra khoảng 200.000 người bao gồm nhiều lĩnh vực như: Xe máy, xe hơi, và cả xe tải. Go-Jek được biết đến như startup tỷ đô đầu tiên của Indonesia.

Ứng dụng Go-jek bao gồm dịch vụ:

  • Go-Jek: là ứng dụng gọi xe di chuyển truyền thống phổ thông giống như những ứng dụng phổ biến khác như Go Ride, Go Car. Thêm vào đó Go Food, Go Mart là hai tiện ích giúp việc chuyển hàng đồ ăn nhanh trở nên dễ dàng, đây như là thế mạnh của Go Jek tại thị trường nội địa. Go Send, Go box, Go Tix và Go Med là những dịch vụ có trong Go-Jek, đây như là những thứ rất mới mẻ và hiện đại, những khía cạnh này công ty tập trung phát triển gây đột phá trước nhứng đối thủ khác.

Go-Jek đổ bộ vào thị trường Việt NamCác tiện ích của Go-Jek (Nguồn: GoJek.com)

  • Go-Pay: Thanh toán qua Go-pay là hình thức thanh toán hết sức văn mình. Ví điện tử ngày nay đang là cách để phát triển thương hiệu trở nên tiện ích dễ sử dụng với người tiêu dùng hơn. Các tiện ích bên trong như: Go Pay, Go Bills, Go Points, Go Pulsa đáp ứng những nhu cầu thiết yếu về thanh toán với người tiêu dùng.
  • Go-Life: Những ứng dụng bao gồm: Go Massage, Go Clean, Go Auto, Go Glam. Đây là những tiện ích phục vụ cho đời sống của người sử dụng ứng dụng, đúng như với tên gọi của nó. Những dịch vụ này giúp người dùng có những tiện ích rộng hơn, bên cạnh việc di chuyển và thanh toán, những dịch vụ về đời sống này cũng giúp cho cuộc sống trở nên dễ dàng hơn

Thế mạnh của Go-Jek là hệ sinh thái “Một ứng dụng cho tất cả nhu cầu”, xây dựng dịch vụ xoay quanh hoạt động gọi xe, từ gọi xe, đặt vé, giao đồ ăn, massage tại nhà, đến thanh toán di động. Việc tỏ ra am hiểu thị trường gọi xe tại thị trường Đông Nam Á là một lợi thế lớn của công ty khi “tham chiến”. Năm ngoái, công ty cũng đã mở văn phòng tại Singapore bước đầu thăm dò, dự kiến sau đó sẽ tấn công đến các nước Đông Nam Á khác, trong đó có Việt Nam.

Tiềm lực và thị trường của Go-Jek

Thị trường Đông Nam Á dường như là mảnh đất màu mỡ với các doanh nghiệp muốn phát triển tại đây, vì vậy Go-jek đổ bộ vào thị trường Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung là điều dễ hiểu. Các doanh nghiệp tại Trung Quốc đã tiến công vào thị trường này từ rất sớm, tuy nhiên để cạnh tranh thì rất khó. Vì vậy cả Go-jek và Grab đã tham gia lĩnh vực giao thông mới mẻ này, tạo được sự thu hút với người tiêu dùng.

Go-Jek đang được Google, Tencent, JD rót vốn đầu tư và hiện tại startup đang được định giá 5 tỷ USD. Nhỉnh hơn một chút, Grab đang được định giá 6 tỷ USD và nhận được sự đầu tư của các thương hiệu “sừng sỏ” như: Didi, Softbank, Huyndai, Toyota. Mặc dù được định giá thấp hơn, nhưng thực sự những tiện ích của Go-Jek là không thể xem thường dược, Go-Jek xem như là niềm tự hào của giới Startup Indonesia với một loạt các tiện ích phát triển nhanh như vũ bão từ gọi xe, đến sửa xe, vệ sinh… Việc phát triển và làm ăn rất thuận lợi tại sân nhà có thể là tiền đề để phát triển và vươn xa tại các thị trường Đông Nam Á khác, những tiếng vang từ dịch vụ tốt và “cái gì cũng có” của Go-jek có thể khiến Grab và  các đối thủ còn lại phải dè chừng.

Quảng cáo Go-Jek (Nguồn: Youtube)

Hiện tại Grab đang có mặt ở 195 thành phố tại 8 quốc gia Đông Nam Á, trong khi đó Go-Jek mới chỉ tập trung ở thị trường nội địa với 50 thành phố tại Indonesia. Vào quý III/2018, một số nguồn tin cho biết trong thời gian sắp tới Go-Jek đổ bộ vào thị trường Việt Nam với mảng gọi xe máy và giao đồ ăn, hai lĩnh vực mà Grab đang có tốc độ phát triển rất nhanh hiện nay.

Thách thức của Go-Jek đổ bộ vào thị trường Việt Nam

Phân khúc gọi xe nhanh

Đầu tiên phải kể đến những khó khăn từ những đối thủ cạnh tranh trên mặt trận gọi xe nhanh, Grab Bike, Grab Car là hai đối trọng của Go-Jek khi Go-Jek đổ bộ vào thị trường Việt Nam và Đông Nam Á. Có thể thấy sự bành trướng của Grab tại nhiều quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam là không hề nhỏ, cùng một tiện ích nhưng việc thâm nhập thị trường sau khiến cho việc Go-Jek đổ bộ vào thị trường Việt Nam gặp khá nhiều bất lợi. Trong đó phải kể đến việc Grab đã tạo dấu ấn nhất định trong lòng người tiêu dùng, Vato là một ứng dụng mới tại Việt Nam đang dần gây được sự chú ý của người sử dụng. Việc nhận diện thương hiệu của Go-Jek trong thời gian tới sẽ là cần thiết để hãng có được lợi thế cho mình.

Go-Jek đổ bộ vào thị trường Việt Nam 1

(Nguồn: Internet)

Bên cạnh đó, những hãng Taxi truyền thống sẽ là đối trọng lớn không chỉ của riêng Go-Jek mà còn các ứng dụng gọi xe còn lại. Các hãng taxi truyền thống như: Mai Linh, Vinasun, Taxi Group… đã tạo ứng dụng đặt xe và đưa trải nghiệm người dùng một cách tiện ích nhất. Cùng với đó giá xe Grab liên tục tăng cao, cùng với những than phiền về chất lượng dịch vụ…là cơ hội để các hãng truyền thống đẩy mạnh lại tên tuổi, điều đó cũng gây không ít khó khăn cho Go-Jek tham gia vào thị trường.

Phân khúc giao hàng thức ăn

Now của Sea hiện đang là ứng dụng giao đồ ăn phổ biến nhất tại Việt Nam, có thế thấy được độ phủ của Now tại thị trường 90 triệu dân. Bên cạnh đó, Grab Food đang “lấn sân” sang phân khúc này với sự kiện thử nghiệm ứng dụng tại thành phố Hồ Chí Minh. Go-Jek có danh tiếng khi dịch vụ Go-Food tại Indonesia hoạt động hiệu quả và được phản hồi hết sức tích cực. Tuy nhiên việc gia nhập sau cũng là bất lợi cho Go-Jek khi trong thời kỳ “ai đến sau người đó bất lợi”, nhất là việc phải đối đầu với hai ống lớn có tiếng trên thị trường giao đồ ăn nhanh như Now (Sea) và Grab Food (Grab).

Go-Jek đổ bộ vào thị trường Việt Nam 2

(Nguồn: Facebook)

Phân khúc Ví điện tử

Go-Jek hiện đang có trong tay Go Pay, Go Bill tích hơp sử dụng cho cả lĩnh vực di chuyển và giao nhận thức ăn, hai trong số những dịch vụ được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam và Đông Nam Á. Việc có sẵn trong tay và kinh nghiệm đã phát triển trước đó là một lợi thế, nhưng Go-Jek đổ bộ vào thị trường Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung sẽ phải đương đầu với nhiều doanh nghiệp lớn hơn trên bình diện khu vực lẫn địa phương. Điển hình trong thanh toán trực tuyến tại Việt Nam thì Airpay (Sea), Alipay (Alibaba) đang làm ăn rất khấm khá, bên cạnh đó các tiện ích như Zalopay (VNG), Momo có được sự phủ sóng mạnh mẽ vì có xuất thân từ Việt Nam.

Go-Jek đổ bộ vào thị trường Việt Nam 3

Nguồn: Internet

Khá thiệt thòi cho Go-Jek vì các đối thủ cạnh tranh rất lớn là Sea và Alibaba đêu có trợ lực khá mạnh từ hai sàn điện tử phổ biến là Shopee Việt Nam và Lazada Việt Nam. Thêm nữa, ZaloPay được hậu thuẫn từ nên tảng Zalo, mạng xã hội đang được VNG tích hợp thử nghiệm có chức năng thương mại điện tử. Grab cũng đang phát triển dịch vụ GrabPay cho riêng mình. Nhìn vào thực tế đó bước chân vào Việt Nam Go-Jek đang phải chịu sự “bao vây” vô cùng lớn từ các đối thủ cạnh tranh cùng ngành khác.

Kết luận

Sự kiện Go-Jek đổ bộ vào thị trường Việt Nam là điều rất đáng mong đợi. Sau sự kiện Uber bị thâu tóm bởi Grab thì một luồng gió mới như Go-Jek sẽ là cần thiết để phá bỏ thế độc tôn trên thị trường của Grab. Mặc dù là một hãng startup khá nổi ở quê nhà, nhưng “thương trường là chiến trường”, nếu không có dịch vụ tốt và đột phá thì Go-Jek sẽ khó có thể nổi bật tại trường đầy khốc liệt như Việt Nam và các nước Đông Nam Á còn lại. Hãy cùng chờ xem những chiến lược sắp tới của Go-Jek xem họ có thể làm nổi bật mình lên như đã làm ở Indonesia hay không.

Thắng Nguyễn – Marketing AI

[/agentsw]

Bài Viết Liên Quan

[agentsw ua=’mb’]

[/agentsw]

Viết một bình luận

0 Shares
Share
Tweet
Pin