Facebook thể hiện tham vọng “đập tan” truyền thông truyền thống

[agentsw ua=’pc’]

Facebook đang thể hiện tham vọng lớn lao của thương hiệu muốn lấn át vị trị quảng cáo truyền thống khi vung tiền mua bản quyền các giải đấu thể thao trên thế giới. Có thể nói, việc bước đầu mua quảng cáo chính là để mở đường cho Facebook lấn sân sang con đường sáng tạo nội dung số.

Facebook có ý định lấn sang ngành quảng cáo truyền thống

Ông Mana Treelayapewat, Trưởng khoa Nghệ thuật truyền thông tại trường Đại học Bộ Thương Mại Thái Lan, nhận định rằng việc Facebook vung tiền mua bản quyền các giải đấu thể thao cho thấy rằng thương hiệu không muốn dừng lại ở việc phân phối nội dung, mà còn định vị là thương hiệu có thể sản xuất và cung cấp nội dung cho độc giả. Ông cũng khẳng định, câu chuyện không dừng lại ở việc phát thể thao trực tiếp, có thể sau này sẽ có cả phim truyện truyền hình, âm nhạc, điện ảnh. Rất có thể, tương lai Facebook sẽ “bành trướng” sang quảng cáo truyền thống sẽ không còn xa.

Theo như ông phân tích, Facebook hoặc nền tảng mạng xã hội khổng lồ khác sẽ đập tan truyền thông truyền thống. Khán giả và nhà tài trợ quảng cáo sẽ rời nền tảng truyền thông truyền thống để đến với các mạng xã hội này dựa trên thế mạnh về dữ liệu và thống kê, giúp họ tiếp cận khách hàng và đánh giá hiệu quả.

(Ảnh: Mashable)

>>> Xem thêm: Facebook Stories sắp được tích hợp tính năng quảng cáo

Với khán giả, theo chuyên gia truyền thông Thái Lan, chắc chắn họ sẽ thích sử dụng nền tảng mới bởi vì nó miễn phí và có thể tiếp cận dễ dàng. Chính vì thế, áp lực đang đặt nặng lên vai các đơn vị quảng cáo truyền thống. Khi nguồn tài trợ giảm dần, công ty sẽ đi vào con đường không có kinh phí để duy trì, dẫn đến sự tàn vong của ngành công nghiệp quảng cáo truyền thống.

Khi bàn về vấn đề vị trí của các nhà làm luật trong cuộc chơi giữa hai bên là truyền hình truyền thống và những thế lực công nghệ như Facebook, ông Mana cho rằng “đây là một vấn đề rất mới, bản thân doanh nghiệp và giới chức Thái cũng đang lúng túng, và đang quá trình thảo luận, chứ chưa tìm ra giải pháp”.

Cũng theo ông, ở Thái Lan cần tách bạch hai chuyện: ứng xử của doanh nghiệp truyền hình và của Nhà nước. “Các doanh nghiệp trong ngành sẽ phải tự lo ứng phó với các người khổng lồ. Với chính quyền Thái Lan, mối quan tâm của họ là câu chuyện Facebook đóng thuế thế nào.

Hiện nay chính quyền đang nỗ lực thuyết phục Facebook tăng phần đóng góp ngân sách qua thuế, nhưng Thái Lan là nước nhỏ, việc này không phải dễ dàng. Có lẽ các quốc gia cần ngồi lại với nhau, bàn chuyện này”, vị này nhận định.

Ông Nguyễn Thanh Lâm, Cục trưởng Cục Phát thanh và Truyền hình lên tiếng:

Các mạng xã hội bước vào cuộc chơi bản quyền nội dung truyền hình với những phương tiện và sức mạnh gấp nhiều lần các đài truyền hình. Bài toán không còn là xem xong rồi thu quảng cáo hay phát triển thuê bao nữa.

Quảng cáo truyền thống đang yếu thế (Ảnh: Comcast Spotlight)

Truyền hình cạnh tranh bằng gì?

Để cạnh tranh với đối thủ hùng mạnh là Facebook, theo ông Mana Treelayapewat, các đài truyền hình có thể dựa vào những điểm mà Facebook còn yếu mà mình lại rất mạnh, đó chính là cải tạo nội dung địa phương. Kênh truyền hình cực mạnh về nội dung địa phương, có thể kể đến như VTV hay các kênh VTC của Việt Nam.

“Trong cuộc cạnh tranh với người khổng lồ, các hãng truyền thông Thái đang yếu thế, không thể tính chuyện cạnh tranh. Với nhiều hãng, mục tiêu chỉ là tồn tại, chứ không thể nói chuyện cạnh tranh được”, chuyên gia người Thái nói về cục diện cạnh tranh tại thị trường truyền hình Thái Lan.

“Bởi với nhiều hãng truyền thông truyền thống của Thái Lan, họ còn tận dụng các mạng xã hội như Facebook để gia tăng người dùng, thu hút độc giả”, ông nói thêm.

“Rõ ràng về dài hạn, các đài truyền hình sẽ bị thất thế trong cuộc đua xoay quanh các thông tin mang tính phổ cập toàn cầu, nhưng vì thế, các đơn vị cần tập trung đầu tư và nâng chất lượng của các thông tin ở cấp địa phương. Đó là thế mạnh của các đơn vị truyền thống, nơi không bị cạnh tranh bởi những người khổng lồ như Facebook”, theo ông Mana Treelayapewat.

Kết

Sự bành trướng của Facebook chắc chắn vừa có những hiệu quả lại vừa có những tác hại cho cả người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp có ý định quảng cáo trên nền tảng này. Với người xem và doanh nghiệp, việc độc quyền của Facebook làm giảm mất thế cạnh tranh thương hiệu, từ đó có thể xảy ra tình trạng kém chuyên nghiệp trong sản phẩm. Chưa biết tương lai Facebook có làm tốt không, tuy nhiên, việc độc quyền không bao giờ đem đến lợi ích tối ưu cho người tiêu dùng.

Nguồn: Zing news

[/agentsw]

Facebook thể hiện tham vọng “đập tan” truyền thông truyền thống

[agentsw ua=’mb’]

[/agentsw]

Viết một bình luận

0 Shares
Share
Tweet
Pin