Dự báo 10 xu hướng social media sẽ “lên ngôi” trong năm 2023

[agentsw ua=’pc’]

Năm 2020 là một năm đầy biến động với toàn cầu nói chung và giới marketing nói tiêng. Đại dịch COVID-19 đã thay đổi đáng kể hành vi của người tiêu dùng và nhu cầu của ngành. Điều đó kéo theo việc thương hiệu cần nhận thức và bắt kịp những xu hướng thay đổi này, từ đó điều chỉnh nội dung và thông điệp phù hợp với bối cảnh hiện tại hơn. Theo một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi Talkwalker và Hubspot, xu hướng nội dung trong năm 2023 sẽ được định hình bởi 4 chữ C bao gồm: community, contactless, cleanliness, compassion (cộng đồng, không tiếp xúc, sự sạch sẽ và lòng trắc ẩn). 

Báo cáo cho thấy bốn khía cạnh nội dung này đang thịnh hành trên Internet và các thương hiệu cần phải điều chỉnh các phương thức truyền thông sao cho phù hợp với điều này. 

“Xu hướng truyền thông xã hội năm 2023” trong bài viết dưới đây sẽ tiếp tục nêu rõ 9 khía cạnh còn lại mà các thương hiệu cần lưu ý trong năm tới.

Tiếp thị đàm thoại với người dùng

Đại dịch cũng đã kéo theo nhu cầu trong việc kết nối của các thương hiệu với người tiêu dùng lên hàng đầu.

Ngày nay, các thương hiệu không chỉ truyền tải thông điệp một cách đơn thuần mà thay vào đó là nâng cao bằng việc trò chuyện và kết nối. Tương tác với người dùng bằng cách trò chuyện, đối thoại, từ đó xây dựng mối quan hệ là cách nhanh nhất thúc đẩy doanh số bán hàng. 

Bán hàng ngày này không còn là sự ưu tiên hàng đầu. Thay vào đó, chia sẻ thông tin, cách tương tác và quan tâm tới các vấn đề xã hội là cách để “níu giữ” chân người dùng trong tương lai. 

Kết nối khách hàng qua những câu chuyện sẽ là chìa khóa tiếp thị năm 2023. Theo nghiên cứu của Talkwalker cho thấy, năm 2023 sẽ kích hoạt hết tiềm năng của Conversational marketing – tiếp thị đàm thoại. Đây là một phương thức thu hút khách hàng thông qua các cuộc trò chuyện, sử dụng chatbot, nhắn tin xã hội, cuộc gọi… Phương thức này xây dựng các mối quan hệ thông qua nội dung 1-1 được cá nhân hóa.

Mặc dù tương đối mới nhưng nghiên cứu cho biết tiếp thị đàm thoại có khả năng thích ứng cao, vì vậy các thương hiệu có thể thay đổi thông điệp của họ một cách nhanh chóng để đáp ứng các tình huống hoặc người tiêu dùng khác nhau. Ngoài ra, sự phát triển của AI và chatbot cũng dự đoán là công cụ giúp khai thác hết tiềm năng của tiếp thị đàm thoại trong tương lai. 

Nostalgia marketing – tiếp thị hoài niệm

Sự thay đổi mạnh mẽ trong lối sống xã hội và ảnh hưởng từ COVID-19 cũng làm gia tăng việc sử dụng phương thức Nostalgia marketing – xây dựng sản phẩm và kế hoạch quảng bá xoay xung quanh ‘ký ức đẹp’. 

Tiếp thị hoài niệm đã kết nối những cảm xúc tích cực, mạnh mẽ của người dùng với thương hiệu. Đặc biệt, trong thời kỳ bất ổn và suy thoái kinh tế, phương thức này lại càng được “ưa chuộng” nhiều hơn khi người tiêu dùng đang tìm cách hoài niệm lại khoảng thời gian hạnh phúc hơn, “chạy trốn” khỏi thực tại. 

Theo nghiên cứu, tiếp thị hoài niệm được sử dụng nhiều hơn trong thời kỳ suy thoái năm 1920, cuộc đại suy thoái cuối năm 2000, và dự báo sẽ được gia tăng trong cuộc suy thoái kinh tế những năm tới. 

Nghiên cứu cũng nói thêm rằng khi các hạn chế về du lịch và xã hội được áp dụng vào đợt bùng dịch COVID-19, lượt đề cập đến các từ khóa trên mạng xã hội liên quan đến hoài niệm hoặc nhớ về quá khứ đã tăng từ mức cơ bản từ 13 triệu lượt đề cập lên 24,4 triệu lượt, tăng 88%.

Nhiều người cho biết họ muốn nhớ lại “những ngày xưa tươi đẹp” dù thực tế có thể không như vậy. Đây là cách giúp họ kết nối với những ký ức tích cực trong quá khứ, quên đi khó khăn hiện tại. 

Do đó, các thương hiệu nên hướng tới việc kết nối ký ức tích cực của họ với người tiêu dùng. Điều này sẽ góp phần “củng cố” và xây dựng mối quan hệ tình cảm giữa người tiêu dùng với thương hiệu. 

Ảnh: static.prezi.com

Socially-conscious marketing

Xu hướng tác động mạnh nhất mà nghiên cứu phát hiện ra trong năm qua là sự gia tăng đột biến của những người tiêu dùng có ý thức xã hội. Socially-conscious – ý thức xã hội là ý thức được sẻ chia bởi những cá nhân trong xã hội, hướng đến lợi ích chung của cộng đồng. 

Năm 2020, thế hệ người dùng có ý thức xã hội đã có những tác động nhất định đến thương hiệu, chính trị và xã hội. Các vấn đề như bình đẳng, giáo dục, sức khỏe tâm thần, tài chính, thay đổi xu hướng thực phẩm luôn là tâm điểm trong những cuộc trò chuyện phổ biến trên mạng xã hội. Do đó, trong năm 2023, để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, các thương hiệu cần quan tâm nhiều hơn tới các chủ đề phổ biến như sức khỏe tinh thần, tính hòa nhập và công bằng xã hội. 

Một chiến thuật marketing “cứng nhắc” sẽ không còn phù hợp và hiệu quả với thế hệ Millennials và các thế hệ người dùng trẻ hơn. 

Chỉ 1% Millennials nói rằng niềm tin của họ về thương hiệu được xây dựng thông qua quảng cáo. Số còn lại cho biết, một chiến lược marketing được dẫn dắt bởi sứ mệnh sẽ kết nối với khán giả ở cấp độ cảm xúc hơn, tạo ra sự cộng hưởng thương hiệu mạnh mẽ hơn.

Talkwalker dự đoán rằng các thương hiệu sẽ bắt đầu định vị lại chiến lược xây dựng thương hiệu trong các tháng tới, chuyển sang phương pháp tiếp thị hướng đến mục tiêu và nguyên nhân hơn.

>> Xem thêm: 6 xu hướng content dẫn đầu cho năm 2023: các doanh nghiệp SMBs không nên bỏ lỡ

Fake news gia tăng trong thời đại kỹ thuật số

Ngành công nghiệp tiếp thị dự đoán năm 2023 sẽ là năm các thương hiệu và các kênh truyền thông tập trung vào việc làm sáng tỏ sự thật, bài trừ fake news. 

Các phương tiện truyền thông xã hội luôn làm mờ ranh giới giữa sự thật và hư cấu. Người ta có thể thấy một cuộc sống “vương giả” được phô bày trên Instagram  hay các tài khoản “parody” nhái lại nội dung mọc lên như nấm sau mưa trên Twitter. Đặc biệt, đại dịch bùng nổ khiến các tin tức giả mạo xuất hiện dày đặc hơn.

Từ tháng 2 năm 2020 trở đi, các tin tức giả, thông tin sai lệch và thuyết âm mưu đã tăng lên đáng kể. Sự bùng nổ COVID-19 đã tạo ra một khoảng trống thông tin – nơi khiến nhiều người dễ dàng “lợi dụng” sự “khát” thông tin của người dùng để trục lợi. 

Ảnh: kenh14cdc

Các “ông lớn” social media học cách thích nghi với chế độ bình thường mới

Trong 13 tháng qua, mật độ tin tức xoay quanh ba nền tảng mạng xã hội lớn nhất là Facebook, Twitter và Instagram đã cân bằng, trong đó Twitter được nhắc đến nhiều hơn trên các kênh tin tức kỹ thuật số. 

Mặc dù có sự khác biệt lớn về đối tượng mục tiêu, nhân khẩu học, người dùng nhưng 3 kênh này vẫn giữ vị trí thống trị các nền tảng hiện nay. Dù sự bùng nổ của Tik tok trong thời gian qua rất đáng chú ý nhưng tân binh này vẫn còn một chặng đường dài phía trước để có thể bắt kịp 3 “ông lớn” trên. 

Những nền tảng lớn đang thể hiện khả năng thích ứng nhanh chóng với xu hướng thay đổi và thói quen tiêu dùng trong chế độ bình thường mới. Việc kết hợp các tính năng mới như Facebook Horizon hoặc Twitter voice tweet giúp các nền tảng này luôn duy trì được sự khác biệt với các kênh đang phát triển, ngăn chặn các thông tin “giả”, thu hút người tiêu dùng có ý thức xã hội. 

Xu hướng memetic media

Memes là một xu hướng trên các phương tiện truyền thông, thường hài hước và lan truyền nhanh chóng qua Internet. Nghiên cứu cho thấy rằng meme chiếm tỷ lệ lớn được các thế hệ trẻ sử dụng, với 55% người từ 13 đến 35 tuổi gửi meme mỗi tuần.

Trong năm qua, con số đó đã tăng lên chóng mặt. Lượt đề cập đến meme tăng 26% trong 13 tháng qua, từ 19,8 triệu lượt đề cập vào tháng 8 năm 2019, lên 24,9 triệu lượt vào tháng 7 năm 2020. Trong đó, mức cao nhất là 28 triệu lượt trong tháng 4 năm 2020. Người dùng trực tuyến nói chung có xu hướng chuyển sang meme để tương tác trong thời gian cả thế giới bước vào giai đoạn lockdown. 

Tuy nhiên, khi meme trở nên phổ biến hơn, chúng cũng dễ bị lạm dụng nhiều hơn. Với gia tăng của các thông tin sai lệch, những meme này có thể ảnh hưởng đến quan điểm, cách nhìn nhận của người tiêu dùng. Sự tiêu cực này thường bắt nguồn từ các diễn đàn có tính chính trị hóa cao và các chủ đề được đề cập bao gồm đến COVID-19 (2,9%), kinh tế (2,8%) và chính trị (2%). Tất cả các chủ đề này đều có nguy cơ bị thao túng. Trong năm tới, các thương hiệu nên sử dụng meme nhiều hơn để thuyết phục người tiêu dùng, bao gồm các vấn đề “nóng” trên và các vấn đề có thể ảnh hưởng đến brands. 

Tiếp thị “kiểu cũ” cho một thị trường mới

Trong khoảng thời gian phục hồi hậu đại dịch, các nhà tiếp thị có xu hướng quay lại các chiến thuật tiếp thị đã được thử nghiệm thay vì sáng tạo các ý tưởng đột phá. năm 2023, Talkwalker dự đoán sẽ các nhà tiếp thị sẽ sử dụng “Old-school marketing” nhiều hơn, các thương hiệu đồng thời sẽ chuyển sang cách tiếp cận đơn giản hơn để thu hút người tiêu dùng. 

Các hình tiếp thị như newsletters hay podcast dù có thể kém hấp dẫn hơn so với các phương pháp mới nhưng lại có ưu điểm là dễ thiết lập và dễ tiêu thụ bởi khách hàng hơn. 

Song song đó, sẽ có sự gia tăng trong các phương thức giao tiếp “kiểu cũ” từ người dùng khi hình thức gọi thoại quay trở lại. Giọng nói từng là yếu tố cần thiết để liên lạc trong các cuộc gọi thoại và được sử dụng nhiều hơn hình thức nhắn tin. Hiện tại, 68% người tiêu dùng lại thích nhắn tin nhiều hơn là gọi thoại trên điện thoại thông minh. 

Tuy nhiên, ngành công nghiệp điện tử đang chứng kiến sự hồi sinh của hình thức tiếp thị kiểu cũ này. Trong năm qua, tính năng tìm kiếm bằng giọng nói, ghi chú bằng giọng nói và thậm chí cả Tweet bằng giọng nói phát triển mạnh. Nghiên cứu cho biết thêm, phương thức giao tiếp “mới” này đã có 164.000 lượt đề cập với 744.400 lượt tương tác và có xu hướng tiếp tục gia tăng trong năm tới. 

Social gaming bùng nổ

Khi COVID-19 bùng phát, người dùng chuyển sang trò chơi điện tử như một hình thức giải trí thay thế. Nhiều diễn đàn, group về game đã xuất hiện, tạo ra một cộng đồng dành riêng cho những người hâm mô cùng chung sở thích. năm 2023, những gì tiêu cực về thế giới game sẽ dần được xóa bỏ và các thương hiệu sẽ “tận dụng” nhiều hơn các cộng đồng này để phát triển brands. 

Ảnh: mp1st.com

Trong 13 tháng qua, số lượng các game thủ đã tăng từ 31,1 triệu người vào tháng 8 năm 2019 lên 41,2 triệu người vào tháng 7 năm 2020, và đặc biệt ghi nhận vào khoảng thời gian phong tỏa. 

Ngoài ra, các từ khóa xuất hiện thường xuyên hơn không liên quan đến trò chơi mà là những người họ chơi cùng. Người dùng, bạn bè của họ và các cộng đồng, hội nhóm dùng các nền tảng như Twitch và Youtube để kết nối với các game thủ. Lý giải điều này là bởi, mọi người không thể đối mặt trực tiếp khi đại dịch bùng phát, họ chuyển sang xây dựng sự kết nối trong lĩnh vực kỹ thuật số. Các cộng đồng này dự đoán sẽ phát triển mạnh mẽ hơn vào năm 2023. 

Phối lại nội dung mới do người dùng tạo (UGC content)

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là việc tái sử dụng các UGC content. Phối lại là hình thức lấy các định dạng, mẫu hoặc ý tưởng hiện có và tạo lại chúng để thể hiện cá tính hoặc ý tưởng riêng của người dùng. Theo Talkwalker, xu hướng đang gia tăng thông qua các ứng dụng như TikTok và Instagram Reels. 

Sẽ có nhiều cơ hội hợp tác sản xuất hơn trong tương lai khi các thương hiệu cung cấp các mẫu để người dùng sáng tạo dựa trên nội dung của họ. Điều này giúp gia tăng sự kết nối tự nhiện hơn giữa các doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Hải Yến – MarketingAI

Theo marketing-interactive

>> Có thể bạn chưa biết: Điểm lại 5 tính năng kinh ngạc của Instagram ra mắt vào năm 2020

[/agentsw]

Dự báo 10 xu hướng social media sẽ “lên ngôi” trong năm 2023

[agentsw ua=’mb’]

[/agentsw]

Viết một bình luận

0 Shares
Share
Tweet
Pin