Làm sao để chống lại những tin đồn, lời nói dối và sự tuyên truyền

[agentsw ua=’pc’]

Chiến dịch Pr sẽ trở nên rất dễ dàng nếu như tất cả mọi thông tin của bạn đều là những thông tin tốt.

Bây giờ, hãy tưởng tượng giám đốc truyền thông đang làm việc cho một hãng xổ số của nhà nước. Trừ khi có một cái gì đó thực sự, thực sự khó khăn, công việc của bạn là 100% toàn là những tin tức tốt đẹp. Các thông cáo báo chí mà bạn đi là những bài viết về một người bà đã chiến thắng 50.000$ hoặc một người cha đơn thân phải làm một lúc hai công việc đã giành được 125 triệu $.

Vậy thách thức chính là xử lý các thông tin xấu, phải không? Như là thiên tai hay các vụ bê bối, những điều mà bạn không thể kiểm soát.

Vậy còn điều gì tồi tệ hơn bạn phải đối mặt không?

Tin đồn, sự bịa đặt, và tuyên truyền đều không phải là những tin tức xấu thông thường. Bởi vì, khi phải trực tiếp đối mặt với chúng, nghĩa là có ai đó đang hướng thẳng mũi nhọn về phía bạn, và đương nhiên, bạn sẽ phải chịu rất nhiều tổn hại đấy!

Làm thế nào để chống lại những tin đồn, lời bịa đặt và sự tuyên truyền

Danh tiếng là một trong những điều quan trọng nhất đối với mỗi thương hiệu, vì thế mỗi lời đồn, sự dối trá, những tuyên truyền sẽ bắt đầu từ việc gặm nhấm dần danh tiếng. Muốn xử lý thành công những “con sâu” đục khoét này, bạn cần phải có kiên nhẫn, kỹ năng và cả chiến lược nữa. Một phần lý do là vì bộ não của chúng ta thường chỉ giữ lại được những thông tin quan trọng về một người, bạn không thể có đủ “não” để ghi nhớ đến từng chi tiết nhỏ nhất. Tuyên truyền còn khó xử lý hơn rất nhiều, vì đây là một chiến dịch có tổ chức của những thông tin sai lệch, sự sợ hãi, một nửa sự thật xen lẫn nhiều lời dối trá.

Vì sao tin đồn lại dễ dàng lan truyền?

Một khi tin đồn xuất hiện, bạn khó có thể kiểm soát được chúng, đặc biệt là trong thời đại e-mail, tin nhắn văn bản, và mạng xã hội như hiện nay. Những tin đồn tồi tệ nhất là về những điều phi thực tế. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng đều là dối trá. Chính xác hơn, chúng là về những điều bạn không thể biết: các sự kiện trong tương lai, những bí ẩn trong quá khứ và cả động cơ nữa. Không ai biết trước được tương lai. Không có bất kỳ bằng chứng nào về suy nghĩ, cảm nhận, và động cơ khác nhau của mỗi người.

Tin đồn có thể tạo nên “False Memory”

Khi nghe một tin đồn bất kỳ, khả năng cao là bạn sẽ tin nó là thật mà không có sự kiểm chứng nào cả, đây gọi là “False Memory” – một suy nghĩ rằng nó thực sự xảy đến với bạn. Nhận thức là thực tế. Vì luôn có khoa học thực sự đằng sau nó.

Ví dụ lời đồn và Pr

Tin đồn không phải chỉ là một vấn đề ở trên văn phòng hay trong khu phố của bạn. Trên thực tế, chúng có sức ảnh hưởng cực kỳ lớn. Các tin đồn sẽ ảnh hưởng đến mọi đối tượng, tập đoàn lớn trên thế giới, chính trị gia, đội thể thao chuyên nghiệp hoặc bất kỳ ai ở Hollywood. Những chiến lược về sự đồn đoán khác nhau được sử dụng ở mức độ cao nhất trong các ngành nghề này. Vậy bạn có nên bình luận gì về những tin đồn này? Hay việc cần làm là bạn cần cố gắng dẹp hẳn chúng qua một bên ngay lập tức?

Chống lại tin đồn bằng cách nào?

Mọi người luôn muốn biết rõ về tất cả mọi việc. Họ bàn tán về người nổi tiếng và chính phủ ở khắp mọi nơi. Vậy làm thế nào để đấu tranh chống lại những tin đồn gây hại cho bạn? Bài viết này sẽ đưa ra 5 phương pháp giúp bạn diệt trừ mọi tin đồn.

Một lời bịa đặt được “vận hành” như thế nào?

Lời nói dối khác xa so với những tin đồn. Sự dối trá là khi nó cố gắng để lật đổ một sự việc có thực, nhằm mục đích phá hoại sự thật. Chúng ta có một ví dụ khá nổi tiếng để về vấn đề này, đó là: “Trái đất là mặt phẳng.” Mặc dù có rất nhiều bằng chứng cho thấy trái đất là hình tròn, vẫn còn nhiều người tin rằng trái đất phẳng, đơn giản chỉ vì họ muốn tin vào điều đó.

Để dẹp tan mọi sự bịa đặt!

Khi phải đối mặt với một lời nói dối, nó không đủ để chiến đấu trở lại thực tế và sự thật. Đó là bởi vì có những người được thúc đẩy để tin những sự dối trá nhất định. Ví dụ tốt nhất ở đây là ví dụ về Tổng thống Barack Obama, khi mọi người đều tin tưởng rằng ông  sinh ra ở nước ngoài, mặc dù tất cả mọi bằng chứng đều cho thấy ông Obama đã ra đời tại Hawaii và giả mạo giấy tờ rằng ông sinh ra ở Kenya. Bước đầu tiên trong việc tấn công nền tảng của một lời nói dối không phải là đưa ngay cho họ một sự thật –  mà bạn cần  khiến cho mọi người dần dần không còn tin tưởng nó nữa.

Tuyên truyền là gì, và nó lan tỏa như thế nào?

Tin đồn và lời nói dối thường đều là những tin tức có bộc phát. Đôi khi chúng được tạo ra và bị rò rỉ bởi phe đối lập, nhưng thường xuyên nhất, chúng chỉ đơn giản là xảy ra mà không có bất kỳ sự chuẩn bị nào. Tuy nhiên, tuyên truyền lại hoàn toàn khác. Đây là những nỗ lực một cách có tổ chức để thao túng công chúng bằng các phương tiện truyền thông đại chúng, kiểm duyệt, thông tin sai lệch, một nửa sự thật, một nửa giả dối. Tuyên truyền sử dụng hình ảnh, tranh biếm hoạ, và sợ hãi như một vũ khí chủ lực.

Làm thế nào để xử lý mọi tuyên truyền?

Thật sự thì khá khó khăn, đặc biệt là khi bạn không thể sử dụng những kỹ thuật, thao tác hay lời nói dối mà bên mà bên kia dùng để tuyên truyền chống lại bạn. Các sân chơi không còn, hoặc là, bạn sẽ giống như David trong cuộc chiến chống lại Goliath, tuyên truyền là một công cụ của những người cầm quyền. Tuy nhiên, sức mạnh lớn nhất của công tác tuyên truyền cũng là điểm yếu nhất định. Đó là bạn không cần phải chiến đấu với các điều khoản của họ.

Nguồn: thebalance.com

[/agentsw]

Bài Viết Liên Quan

[agentsw ua=’mb’]

[/agentsw]

Viết một bình luận

0 Shares
Share
Tweet
Pin