Đa số Doanh nghiệp Việt không có chiến lược xây dựng thương hiệu

[agentsw ua=’pc’]

Một cuộc khảo sát của Mibrand – đơn vị tư vấn thương hiệu Anh đã kết luận phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đều thiếu chiến lược thích hợp và dài hạn để xây dựng thương hiệu của mình.

Thách thức đối với Doanh nghiệp Việt Nam

Một cuộc khảo sát trực tuyến của 200 công ty vừa và nhỏ ở Hà Nội và TP HCM trong nhiều lĩnh vực như CNTT, tài chính và ngân hàng, bán lẻ, bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe và dịch vụ ăn uống hầu hết đều tự xây dựng thương hiệu của mình mà không có công cụ cho nó.

Cuộc khảo sát trực tuyến vào tháng 4/2018 cho thấy 200 công ty vừa và nhỏ ở 2 thành phố lớn Hà Nội và Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực Công nghệ thông tin, tài chính, ngân hàng, bán lẻ, bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ ăn uống,.. đầu tự xây dựng thương hiệu của mình mà không có kế hoạch, công cụ phù hợp cho nó.

Một trong số những vấn đề lớn nhất mà các công ty Việt Nam phải đối mặt khi xây dựng thương hiệu là thiếu bộ công cụ hướng dẫn và phương pháp chuẩn để đánh giá kết quả, Anh Phùng Thái Dương của Mibrand nói.

Một số công ty thuê một đơn vị chuyên môn tư vấn để hỗ trợ xây dựng thương hiệu, nhưng phải đối mặt với các thách thức như phí cao, các chuyên gia bên ngoài không hiểu rõ tình hình của công ty và không có khả năng đánh giá kết quả vì không có đủ công cụ cần thiết , anh nói.

 “Các doanh nghiệp chỉ nên thuê một đơn vị xây dựng thương hiệu khi họ bắt đầu mở rộng quy mô. Đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp hoặc mới thành lập, đây không hẳn là một lựa chọn tốt. ”

Gần 90% các công ty trong cuộc khảo sát cho biết họ đang cần một chiến lược xây dựng thương hiệu nhưng thực hiện được nó thì không phải là nhiệm vụ dễ dàng.

Các lý do bao gồm không phải tất cả thành viên của ban lãnh đạo đều hiểu tầm quan trọng của thương hiệu và đội ngũ nhân viên marketing thiếu kinh nghiệm thực tế trong việc phát triển kế hoạch xây dựng thương hiệu lâu dài, gây khó khăn khi thuyết phục ban quản lý cung cấp ngân sách cho hoạt động tiếp thị.

Một giám đốc điều hành của Golden Path Academics Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, cho biết khi công ty được thành lập vào năm 2011, hoạt động tiếp thị và truyền thông được thực hiện “khá đơn giản” mà không có bất kỳ chiến lược nào khiến việc tìm kiếm khách hàng luôn gặp khó khăn. Hơn nữa, lúc đó công ty cũng thiếu các chuyên gia về chiến lược xây dựng thương hiệu, vị giám đốc điều hành này cho biết.

Ông Lại Tiến Mạnh, giám đốc Mibrand, cho biết để có một kế hoạch xây dựng thương hiệu lâu dài hiệu quả thì cần phải định vị và tái định vị thương hiệu của doanh nghiệp, sử dụng các chuyên gia xây dựng thương hiệu và không ngừng cải thiện các hoạt động của thương hiệu dựa trên đánh giá và đo lường hiệu quả từ hoạt động truyền thông và tiếp thị.

Động lực và tính cấp thiết của chiến lược xây dựng thương hiệu

Tại Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam được Bộ Công Thương tổ chức ngày 20/4/2018 tại Hà Nội, nhiều ý kiến cho rằng, hiện nay doanh nghiệp Việt đã quan tâm nhiều hơn đến việc xây dựng và quảng bá thương hiệu đồng thời cố gắng duy trì, bảo vệ được thương hiệu mình đã dày công xây dựng.

chiến lược xây dựng thương hiệu
Một số thương hiệu lớn ở Việt Nam. Nguồn: Internet

Có những thương hiệu đã khẳng định thành công như Viettel, FTP, Hòa Phát, Vinamilk… chứng tỏ thương hiệu quốc gia của người Việt, sản phẩm Việt hoàn toàn có chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng trong nước. Trong khi đó nhiều doanh nghiệp thậm chí không quan tâm, thiếu coi trọng việc xây dựng thương hiệu, thương hiệu còn yếu mà đã tự tay phá bỏ, ví dụ như Khải Silk.

Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần đánh giá được tiềm năng và lợi ích từ việc xây dựng thương hiệu thương hiệu để tận dụng và đề ra chiến lược, ngân sách thích hợp. Trong thời điểm kinh tế phát triển và sự xâm nhập ngày càng nhiều các doanh nghiệp nước ngoài thì nếu không bắt đầu xây dựng thương hiệu, e rằng doanh nghiệp Việt sẽ không còn đủ sức cạnh tranh.

Thao Nguyen – MarketingAI

Theo VOV

[/agentsw]

Bài Viết Liên Quan

[agentsw ua=’mb’]

[/agentsw]

Viết một bình luận

0 Shares
Share
Tweet
Pin