Insight: Cách để liên kết với tầng lớp trung lưu mới nổi ở Trung Quốc

[agentsw ua=’pc’]

Rất ít có nước nào đã trải qua sự phát triển kinh tế mạnh mẽ như Trung Quốc trong 2 thập niên vừa qua. Ảnh hưởng của sự phát triển này có những tác động rất mạnh mẽ về mọi mặt, từ các dự án cơ sở hạ tầng đẳng cấp quốc tế cho đầu tư và du lịch ra nước ngoài.

Để thành công ở thị trường Trung Quốc, hãy học cách sáng tạo như KFC

Sự thịnh vượng của kinh tế được phát triển bền vững kéo theo sự đi lên của giới trung lưu đã trở thành động cơ kinh tế mới ở Trung Quốc. Từ năm 2009 đến 2020, tầng lớp trung lưu đã tăng trường 350% – hay nói cách khác dễ hình dung hơn thì chỉ trong 11 năm, hơn 400 triệu khách hàng sẽ tham gia vào tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc.

Trong nhiều năm trời, những người dân Trung Quốc bình thường đều có một mục tiêu chung duy nhất: học hành và làm việc chăm chỉ, giao lưu nhiều để tự mình đi lên và đảm bảo tài chính cho gia đình. Đây là mục tiêu cuộc đời chung của đa số người dân Trung Quốc, và cường độ của mục tiêu này đang giảm đi ở tầng lớp trung lưu.

Để tận dụng được sự thay đổi chưa từng có ở tầng lớp trung lưu Trung Quốc, thương hiệu cần hiểu sâu về người tiêu dùng và sự thay đổi liên tục của họ trong cách suy nghĩ, kì vọng và thói quen mua sắm.

Những khách hàng này, thường là những người thuộc thế hệ 80s đã sống cả cuộc đời họ ở mức trung bình, đã có được sự đảm bảo về mặt tài chính và chất lượng cuộc sống, đang dần thay đổi suy nghĩ, kì vọng và thói quen mua sắm.

Họ muốn mua sắm trở thành những trải nghiệm có giá trị với cuộc đời họ. Họ muốn nhiều hơn những tính năng và lợi ích thông thường của sản phẩm. Và đó chính xác là cách mà các thương hiệu Trung Quốc đang truyền thông đến họ – cả online và offline – theo những cách đánh vào mặt cảm xúc.

Những thương hiệu truyền tải và đáp ứng được những mong muốn này đều thu được thị phần, có được sự trung thành khách hàng và thu được lợi nhuận cận biên khổng lồ.

Sự chuyển dịch đến những chất lượng cao hơn

Một trong những ảnh hưởng đáng chú ý của việc chú trọng vào việc “tận hưởng cuộc sống” là kì vọng của khách hàng vào chất lượng sản phẩm ngày càng tăng.  

Những đại lý sản phẩm nhập khẩu như T-mall International đã tăng đáng kể phạm vi của những nhãn hiệu nước ngoài xuất hiện và được tiếp thị tại thị trường Trung Quốc. Qua thời gian, tầng lớp trung lưu đã phát triển những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nhờ vào sự đa dạng của những mặt hàng có sẵn.

Khách hàng đang tránh dần những thương hiệu đắt giá ở quá khứ và hướng vào những thương hiệu với sự khéo léo, có mục đích và những câu chuyện đáng tin đủ thuyết phục họ.

Tầng lớp trung lưu này vẫn đang trong thời gian tự tìm hiểu chính bản thân mình; họ sẵn sàng trải nghiệm sản phẩm và thương hiệu mới nếu nó đáp ứng được nhu cầu và mục tiêu cuộc sống của họ. Năm 2016, mặt hàng tiêu dùng nhanh tăng trường 3% sau 5 năm sụt giảm liên tục. Chi tiêu cho du lịch nội địa tăng 10.4%.

Đối với nhiều người, mua sắm không còn đơn thuần là một phương tiện để đáp ứng nhu cầu thông thường mà là phương thức để khiến cuộc sống họ trở nên giàu có, phong phú hơn. Yili, thương hiệu sữa lớn nhất tại Trung Quốc gần đây đã đưa ra nhận định sữa chua Hy Lạp là sản phẩm bán chạy nhất.

Ngọc Anh

Nguồn: brandinasia

[/agentsw]

Bài Viết Liên Quan

[agentsw ua=’mb’]

[/agentsw]

Viết một bình luận

0 Shares
Share
Tweet
Pin