[agentsw ua=’pc’]
Sau vụ kiện kéo dài hơn một năm với chuỗi thức ăn nhanh Supermac của Ireland, McDonald’s đã mất thương hiệu “Big Mac” mang tính biểu tượng của mình. McDonald’s vừa mất quyền sử dụng nhãn hiệu “Big Mac” tại các nước EU theo phán quyết của nhà chức trách châu Âu. Đây cũng là lý do Burger King Thụy Điển quyết định vào cuộc.
Burger King lại tiếp tục chơi khăm McDonald’s bởi đã để mất thương hiệu Big Mac ở Châu Âu
“Big Mac” là tên gọi của loại bánh burger nổi tiếng của McDonald’s ra đời năm 1967. Bánh Big Mac gồm 3 lát bánh mỳ tròn, kẹp chung một loại sốt đặc biệt, rau xà lách, dưa chua, hành tây. “Big Mac” hiện là một trong những biểu tượng dễ nhận biết nhất của McDonald’s trên khắp thế giới.
Sau vụ kiện kéo dài hơn một năm với chuỗi thức ăn nhanh Supermac’s của Ireland, McDonald’s đã mất thương hiệu “Big Mac” biểu tượng của mình (Ảnh: She Amazing)
>>> Xem thêm: Burger King chơi khăm McDonald’s với geo-fence trên thiết bị di động
Vụ kiện này là kết quả của mối quan hệ căng thẳng giữa chuỗi đồ ăn nhanh McDonald’s và Supermac sau khi McDonald’s cố gắng ngăn Supermac mở rộng hoạt động trên khắp EU. McDonald lập luận rằng thương hiệu Supermac sẽ khiến khách hàng nhầm lẫn với nhãn hiệu bánh burger “Big Mac” biểu tượng của mình.
Văn phòng Sở hữu Trí tuệ EU cho rằng McDonald chưa chứng minh được việc sử dụng cụm từ “Big Mac” mà công ty đã đăng ký nhãn hiệu vào năm 1996. Phán quyết này sẽ cho phép các doanh nghiệp khác ngoài McDonald’s sử dụng nhãn hiệu “Big Mac” trên bất kỳ sản phẩm thức ăn nào tại châu Âu.
Và trong khi đó, Burger King đã tiết lộ một dòng sản phẩm thức ăn nhanh mới có tên là “Not Big Mac” trong thời gian giới hạn tại Thụy Điển. Đây lại là một cú troll nữa mà người bạn Burger King tiếp tục dành cho cho đối thủ trường kỳ.
Bánh mì kẹp thịt là sản phẩm Burger King thông thường được thay đổi bằng những cái tên tạm thời liên quan đến Big Mac (Ảnh: Marketing Dive)
Bánh mì kẹp thịt là sản phẩm Burger King thông thường được thay đổi bằng những cái tên tạm thời như “Giống như Big Mac nhưng thực sự lớn”, “Món bánh mì kẹp thịt mà Big Mac đã mong muốn như vậy”, “Giống như một chiếc Mac lớn nhưng ngon hơn và ngọt hơn” và “Bất cứ điều gì ngoại trừ Big Mac.”
“Troll” McDonald dường như là một trong những trò tiêu khiển yêu thích của Burger King. Burger King đã từng tung ra một đoạn quảng cáo mang tên “Whopper Detour” dựa trên ý tưởng hàng rào địa lý trên thiết bị di động để mời khách hàng đến Burger King từ những cửa hàng của thương hiệu McDonald’s. Đây là quả là cú chơi khăm khá thú vị khi Burger King sử dụng những ứng dụng kỹ thuật số geo-fence còn khá mới mẻ để troll đối thủ.
>>> Xem thêm: Burger King chơi khăm McDonald’s với geo-fence trên thiết bị di động
Nguồn: Tổng hợp
[/agentsw]
Bài Viết Liên Quan
[agentsw ua=’mb’]
- Quảng Cáo Trên Tàu Điện Ngầm: Hãy Học Tập Burger King
- Chúng ta có thể học được gì từ scandal tai tiếng của Burger King? –
- Burger King chơi khăm McDonald’s với geo-fence trên thiết bị di động –
- Burger King dụ dỗ khách hàng thiêu rụi quảng cáo của đối thủ để nhận lại chiếc bánh Whopper –
- Chơi khăm McDonald, ứng dụng của Burger King dẫn đầu bảng xếp hạng về lượt tải
- Burger King “thu hoạch” nước mắt của trẻ em để móc mỉa chú hề nhà McDonald’s –
- Burger King và cú “lộn ngược dòng” giữa cơn bão COVID-19 tại thị trường Singapore
- Quảng cáo Giáng Sinh của Burger King: thành công nhờ tuyệt chiêu marketing tạo niềm vui
- Burger King đối mặt với làn sóng tẩy chay từ người dùng Châu Á sau quảng cáo phân biệt chủng tộc
- [Case Study] Văn hóa trong marketing: sai lầm của Burger King và chân lý nhập gia phải tùy tục