[Báo cáo] Sự khác biệt giữa người Hà Nội và người Sài Gòn

[agentsw ua=’pc’]

Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh (hay Sài Gòn) được coi như 2 đầu tàu về kinh tế lớn nhất cả nước với sự năng động và luôn chuyển mình. Thế nhưng, việc trải qua quá trình lịch sử khác nhau, cùng với đó là thói quen của người dân bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố mà thói quen tiêu dùng hiện nay ở hai thành phố này có nhiều điểm khác biệt. Hãy cùng MarketingAI tìm hiểu báo cáo về sự khác biệt giữa người Hà Nội và người Sài Gòn, điều này sẽ giúp ích rất lớn cho các Marketer trong việc thấu hiểu thói quen tiêu dùng.

Báo cáo về những sự khác biệt giữa người Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh

Theo báo cáo này thì đối tượng được hỏi là 50% là nữ, và 50% là nam. Thành phố được điều tra là Hà Nội (50%) và Tp Hồ Chí Minh (50%). Độ tuổi được điều tra cũng được chia đều ở nhiều thế hệ như: Từ 18-24 tuổi (33%), 25-29 tuổi (33%) và 30-39 tuổi (33%).

Về những sự quan tâm trong cuộc sống giữa 2 thành phố thì có thể thấy ở nhiều chỉ số có sự cân bằng như mối quan tâm đến: Gia đình, công việc, sức khỏe, tiền, Gia đình, giải trí, du lịch. Thế nhưng ở các tiêu chí như Internet người Sài Gòn có vẻ có sự quan tâm hơn với 83% trong khi Hà Nội là 72%. Yếu tố làm đẹp của người Hà Nội là 55%, trong khi người Sài Gòn lại là 74%, hay yếu tố thời trang, người Sài Gòn có mối quan tâm nhiều hơn khi chiếm 53%, và 44% là chỉ số của người Hà Nội. Có thể thấy, người Sài Gòn quan tâm tới Internet, làm đẹp và giải trí hơn người Hà Nội.

Theo như báo cáo của Q&Me thì khi nhắc về hình ảnh của Tp Hồ Chí Minh người ta sẽ nghĩ tới: Hiện đại (66%), bận rộn (52%), phát triển (32%), thân thiện (25%), thú vị (23%), và xu hướng (17%). TP. HCM gắn với hình ảnh hiện đại và bận rộn, trong khi Hà Nội được nhắc tới như một thành phố giàu truyền thống.

Còn Hà Nội được nhắc tới trong mắt người khác như sau: Truyền thống (52%), bận rộn (29%), hiện đại (29%), thân thiện (19%), phát triển (32%), thú vị (19%). Người Hà Nội tự đánh giá bản thân tử tế, sẵn sàng hợp tác và đáng tin cậy, đây được đánh giá là thành phố cân bằng được giữa truyền thống với phát triển hạ tầng.

Thêm vào đó, cách nhìn của người Sài Gòn và Hà Nội về hai thành phố cũng có sự khác biệt rõ ràng. Người Hà Nội thường gắn liền Hà Nội với hình ảnh “hiện đại (40%)” và ít “truyền thống (42%)” hơn so với quan niệm của người Sài Gòn về Hà Nội. Trong khi đó, người Sài Gòn lại gắn thành phố này với hình ảnh “giàu truyền thống (63%)”. Ngược lại, người Hà Nội thường nhìn nhận TP. HCM như một thành phố “bận rộn (38%)” trong khi chỉ 20% người Sài Gòn chia sẻ chung quan điểm về điều này.

Xét về sự khác biệt giữa người Hà Nội và người Sài Gòn thì theo báo cáo, người Sài Gòn đánh giá về thành phố mình như sau: Lịch sự > hảo tâm > thực tế > hợp tác > trung thực. Trong khi đó người Hà Nội được đánh giá như sau: Cởi mở > hợp tác > xu hướng > dễ thay đổi > lịch sự.

Ngược lại người Hà Nội cũng nghiên cứu trong mắt họ người Sài Gòn có tính tách: Tài giỏi > chăm chỉ > lịch sự > xu hướng > có sức ảnh hưởng. Trong khi đó người Hà Nội đánh giá mình: Hảo tâm > hợp tác > thực tế > lịch sự > chăm chỉ. Người Hà Nội tự đánh giá bản thân tử tế, sẵn sàng hợp tác và đáng tin cậy.

Chúng tôi cũng tìm ra một số khác biệt lớn trong cách nhìn nhận của hai khu vực về người Hà Nội như “dễ tính” (HCM – 37%, Hà Nội – 76%), “kén chọn” (HCM – 61%, Hà Nội – 25%), và “chân thật” (HCM – 45%, Hà Nội – 80%).

Vậy có sự khác biệt nào về tính cách giữa người Sài Gòn và Hà Nội hay không? Người Sài Gòn tự đánh giá bản thân như những người “lịch sự”, “tốt bụng”, và “đáng tin cậy”. Người Hà Nội thì cho rằng người Sài Gòn rất “cởi mở”, “sẵn sàng hợp tác”, “hợp thời” và “dễ tính”. Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy có một số khác biệt lớn trong cách nhìn nhận về người Sài Gòn như “ít nói” (HCM – 58%, Hà Nội – 26%), “hợp thời” (HCM – 42%, Hà Nội – 75%), và “kiên nhẫn” (HCM – 64%, Hà Nội – 44%).

Theo báo cáo về sự khác biệt giữa nguời Hà Nội và người Sài Gòn thì chỉ ra rằng, sự khác biệt rõ nhất có thể được nhận thấy là cách họ đánh giá về sự “đáng tin cậy” của đối phương. Như báo cáo cho thấy:

  • “Người Sài Gòn có đáng tin cậy không?” – HCM: 85%, Hà Nội: 57%
  • “Người Hà Nội có đáng tin cậy không?” – HCM: 36%, Hà Nội: 89%

Xem thêm: Báo cáo mới nhất về xu hướng tương tác Facebook Page của người dùng

Tạm kết

Trên đây là những báo cáo của Q&Me về sự khác biệt giữa người Hà Nội và người Sài Gòn. Có thể thấy rõ sự khác biệt khá rõ về nhiều mặt, cũng như nhìn nhận của những người dân của 2 thành phố này về thành phố kia khác khác nhau. Trong Marketing, việc hiểu rõ được về mặt địa lý, thói quen tiêu dùng của người dân là điều vô cùng quan trọng trong việc thành công tại thị trường đó. Vì vậy, báo cáo hữu ích trên đây sẽ giúp ích rất nhiều cho Marketer trong việc tìm kiếm thông tin của 2 thành phố lớn nhất Việt Nam trong năm 2019 này.

Thắng Nguyễn – MarketingAI

Theo báo cáo Q&Me

[/agentsw]

Bài Viết Liên Quan

[agentsw ua=’mb’]

[/agentsw]

Viết một bình luận

0 Shares
Share
Tweet
Pin