[Báo cáo] Người tiêu dùng tin rằng các thương hiệu đang phản ứng nhanh và hiệu quả với đại dịch Covid-19 hơn chính phủ

[agentsw ua=’pc’]

Trong đại dịch Covid-19 đang bao trùm trên toàn thế giới hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã phải đóng cửa và sa thải nhân viên, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc kinh doanh, xa hơn là nền kinh tế toàn cầu. Trước tình cảnh bị bắt buộc đóng cửa đó, các doanh nghiệp có thể tiếp tục “vững tay chèo” trước đại dịch và truyền thông thương hiệu bằng cách thực hiện những giải pháp thiết thực cho khách hàng. Cụ thể, hãy cùng chúng tôi theo dõi những điểm chính trong báo cáo đặc biệt về lòng tin với thương hiệu của Edelman trong đại dịch Covid-19 qua bài viết dưới đây.

Theo báo cáo của Edelman, hơn một nửa người tiêu dùng tin rằng các thương hiệu đang phản ứng nhanh và hiệu quả với đại dịch Covid-19 so với hơn chính phủ. 62% tin rằng đất nước của họ sẽ không chịu được cuộc khủng hoảng này nếu không có sự hỗ trợ và đóng góp tích cực từ các thương hiệu.  

Người tiêu dùng cũng cho rằng các thương hiệu cần thực hiện trách nhiệm xã hội cao, 71% cho rằng, các doanh nghiệp đặt lợi nhuận lên trên sẽ nhanh chóng mất niềm tin từ người dùng. Họ cũng mong muốn các giải pháp truyền thông và sản phẩm cần tập trung thiết thực để chống chọi lại với đại dịch, chẳng hạn như sản xuất thiết bị cho các chuyên gia y tế.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng rất mong muốn được tiếp nhận thông tin từ các chuyên gia, 78% cho rằng các nguồn tin từ các bác sĩ y khoa là đáng tin cậy nhất. Còn những nguồn tin từ người nổi tiếng, đại sứ hay người có tẩm ảnh hưởng lại giảm quan tâm trong thời điểm này.  57% số người được khảo sát muốn các thương hiệu ngừng tất cả các hoạt động tiếp thị và quảng cáo mang tính chất hài hước hoặc vui vẻ,

>> Xem thêm: Báo cáo về ảnh hưởng của Covid-19 lên người tiêu dùng Việt Nam tại nông thôn

Edelman đã xác định sự thay đổi trong tình cảm của người tiêu dùng xuất phát từ việc nhiều người đang định giá hành động của các thương hiệu hơn các tổ chức như truyền thông và chính phủ. Xu hướng đó đang trở nên ngày càng nổi bật hơn trong thời gian gần đây, khi các nước trên thế giới đang đấu tranh ứng phó với đại dịch dẫn đến tình trạng con người leo thang và các ngành công nghiệp đi lên.

“Cuộc khủng hoảng toàn cầu này về cơ bản sẽ thay đổi cách chúng ta suy nghĩ, hành xử và tiêu dùng”, Giám đốc điều hành của Edelman – ông Richard Edelman đã viết trong báo cáo. “Mọi thứ sẽ không thể trở lại bình thường một cách nhanh chóng”.

Tuy nhiên, việc phát triển các chiến dịch và sản phẩm giải quyết khủng hoảng có thể sẽ gặp khó khăn khi nhân viên phải làm việc tại nhà và môi trường kinh tế đang gặp áp lực ngân sách mạnh mẽ. Nguy cơ truyền thông xấu xung quanh đại dịch cao hơn, người tiêu dùng đang đặt niềm tin vào thương hiệu, họ sẽ quay lưng nếu như nghi ngờ thương hiệu đang tận dụng vốn vào thời điểm này. 

Edelman đã tiến hành nghiên cứu trên 12 thị trường, phỏng vấn 12.000 người ở Mỹ, Anh, Trung Quốc và các quốc gia khác trên thế giới. Chủ đề cơ bản trong báo cáo là nhu cầu về các chiến lược tiếp thị nghiêm túc, tiện ích và sự ưu tiên hàng đầu về sự an toàn cho người dùng.

90% số người được khảo sát trên toàn cầu mong muốn các thương hiệu nỗ lực hết mình để bảo vệ sức khỏe và an ninh tài chính của nhân viên và nhà cung cấp trong đại dịch, ngay cả khi điều đó sẽ khiến thương hiệu phải gánh chịu những tổn thất đáng kể trong thời gian tới. Phát hiện trên được đưa ra trong bối cảnh các công nhân tại các công ty như Instacart, công ty con của Amazon và công ty thực phẩm Whole Food đình công vì những mối lo ngại về tình trạng sức khỏe và lương.

Sự lo lắng của người tiêu dùng cũng khiến nhiều thương hiệu điều chỉnh chiến lược truyền thông và sáng tạo. Họ loại bỏ các chiến dịch liên quan tới việc phải tụ tập đông người, tiếp xúc cộng đồng hoặc các hành vi khác có thể dẫn tới sự lan nhanh của virus. Báo cáo của Edelman cho thấy các công ty bị coi là “thô lỗ và thiếu lịch sự” khi sử dụng các yếu tố hài hước trong tình hình nghiêm trọng như vậy, cụ thể, hơn một nửa số người được khảo sát sẽ “quay lưng hoàn toàn” với bất cứ thôgn điệp mang tính hài hước, vui vẻ trong thời điểm này. Điều này cũng đặt ra một thách thức không nhỏ với các sản phẩm mới đang đợi ngày ra mắt thị trường, khi có tới 54% người được hỏi cho rằng họ sẽ không chú ý và quan tâm trừ khi sản phẩm mới được tạo ra nhằm giải quyết các vấn đề về đại dịch.

Nghiên cứu chỉ ra rằng các nhà tiếp thị khu vực vẫn có thể tập trung vào việc thu hút khán giả trong thời gian nhạy cảm này. Ví dụ, 84% người tiêu dùng muốn các thương hiệu đưa ra lời khuyên về việc đối phó với đại dịch. Mong muốn này đã được phản ánh trong một chương trình khuyến mãi và các ứng dụng miễn phí liên quan tới sức khỏe thể chất tinh thần, thiền và giảm căng thẳng. Gần 90% số người được hỏi cũng sẽ đánh giá cao các thương hiệu cung cấp các sản phẩm miễn phí hoặc giá thấp hơn cho nhân viên y tế, các cá nhân có nguy cơ lây nhiễm cao và những người có công việc bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Các hành động vì mục đích xã hội là cách thiết yếu để các thương hiệu xây dựng vốn dài hạn kể cả sau khi đại dịch Covid-19 qua đi. Edelman nhận thấy, 65% người tiêu dùng cho biết, phản ứng với khủng hoảng của một thương hiệu hôm nay sẽ ảnh hưởng đến khả năng mua hàng của họ trong tương lai.

Phương Thảo – MarketingAI

Theo Marketing Dive

[/agentsw]
[agentsw ua=’mb’]

[Báo cáo] Người tiêu dùng tin rằng các thương hiệu đang phản ứng nhanh và hiệu quả với đại dịch Covid-19 hơn chính phủ


[/agentsw]

Viết một bình luận

0 Shares
Share
Tweet
Pin