Chiến lược Marketing của Siemens: Ánh hào quang qua đi, liệu còn lại gì?

[agentsw ua=’pc’]

Trên thế giới hiện nay, có thể thấy một thực trạng rằng các công ty lớn một thời dần đang chết dần chết mòn thậm chí là biến mất hoàn toàn. Siemens đang lâm vào tình cảnh khốn khó trong vài năm trở lại đây khi tình hình tài chính không mấy khả quan. Thế nhưng trong quá khứ những chiến lược Marketing của Siemens là hình mẫu cho các doanh nghiệp công nghệ học hỏi. Hãy cùng xem thương hiệu đến từ Đức này đã làm những gì để trở thành ngôi sao?

Chiến lược Marketing của Siemens: Siemens và quá khứ lừng lẫy

Siemens là một công ty công nghệ lớn của Đức và đã phát triển ở nhiều quốc gia. Được thành lập vào năm 1847 và được đặt tên theo nhà sáng lập của nó Werner von Siemens, người có ảnh hưởng lớn đến sự thành công sau này của hãng. Trụ sở chính của hãng đặt tại thành phố Munich của Đức. Hãng kinh doanh trong các phân khúc lĩnh vực khác nhau như:

  • Năng lượng gió và năng lượng tái tạo
  • Điện thoại di động
  • Nhà máy số
  • Quản lý năng lượng
  • Chăm sóc sức khỏe

Chiến lược Marketing của Siemens: Siemens và quá khứ lừng lẫy

Công ty Siemens của nước nào? Hình ảnh công ty Siemens (Nguồn: Siemens)

Công ty tạo ra doanh thu 79.000 triệu euro kể từ năm 2016. Siemens tuyển dụng 350.000 nhân viên phát triển và thiết kế các dự án và cung cấp một loạt các sản phẩm và dịch vụ cho thế giới. Để cung cấp các giải pháp sáng tạo và bền vững cho khách hàng, Siemens có các cơ sở R&D xuất sắc. Họ nắm giữ khoảng 59.800 bằng sáng chế được cấp trên toàn thế giới. Tầm nhìn của Siemens là vượt trội và phân biệt các dịch vụ của họ trong khi tối ưu hóa hoạt động của họ. Họ muốn khai thác các lĩnh vực tăng trưởng và tăng cường trọng tâm kinh doanh bằng cách mở rộng quản lý toàn cầu.

Siemens chính thức có mặt tại Việt Nam từ năm 1993. Trong nhiều thập kỷ qua, công ty đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Siemens là công ty đứng đầu thị trường và dẫn đầu về đổi mới sáng tạo trên các lĩnh vực Nguồn điện, Quản lý Điện năng, Dịch vụ Nguồn điện, Hệ thống vận chuyển, Công nghệ tòa nhà, Nhà máy số, Công nghiệp Quy trình, Truyền động và Y tế. Mặc dù là vậy nhưng những danh tiếng hay độ nhận diện của Siemens giờ chỉ còn là quá khứ, những chiến lược Marketing của Siemens trong quá khứ rất tốt nhưng sự phát triển quá nhanh và những đường lối sai lầm đã làm hãng thụt lùi trong khoảng chục năm trở lại đây.

>>> Có thể bạn quan tâm: Chiến lược marketing của Sony

Chiến lược Marketing của Siemens: Đường đi hoàn hảo

Những sản phẩm dịch vụ siêu “xịn”

Chiến lược Marketing của Siemens đáng chú ý đầu tiên chắc chắn là những cực phẩm của hãng khi đem đến cho khách hàng những thứ tốt nhất, trải nghiệm trên cả tuyệt vời. Siemens là một trong những tổ chức điện tử hàng đầu của châu Âu. Siemens tập trung vào lĩnh vực điện khí hóa, tự động hóa và số hoá. Họ có tám bộ phận bên cạnh Siemens Healthneers và Siemens Wind Power là các doanh nghiệp được quản lý riêng. Bộ phận công nghệ xây dựng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ và giải pháp trong hỗn hợp tiếp thị của mình nhằm tối ưu hóa hiệu suất, chi phí năng lượng và cơ sở hạ tầng của các tòa nhà. Siemens cung cấp các dịch vụ tư vấn về quản lý năng lượng, an toàn cháy nổ, sưởi ấm, thông gió và điều hòa không khí (HVAC).

chiến lược Marketing của Siemens sản phẩm dịch vụ siêu "xịn"

Chiến lược sản phẩm của Siemens (Nguồn: Bocconi Students Investment Club) 

Cuối những năm 1990, tình thế lúc ấy hoàn toàn khác. Vào thời ấy, Siemens chính là người đi đầu trong lĩnh vực này. Chiếc Siemens S1 là chiếc điện thoại đầu tiên sử dụng công nghệ GSM (1994). Siemens S10 là chiếc điện thoại đầu tiên có màn hình màu (1997). Siemens SL10 là chiếc điện thoại đầu tiên có bàn phím trượt (1999) và chiếc Siemens SL 45 là chiếc điện thoại đầu tiên có khả năng chơi MP3 và đọc thẻ nhớ MMC (2001). Siemens được nhận định là một trong những hãng công nghệ đầu tiên đi tiên phong cho ra những sản phẩm điện thoại đầu tiên trên thị trường.

chiến lược Marketing của Siemens sản phẩm dịch vụ siêu "xịn"Các sản phẩm của Siemens sản xuất (Nguồn:Zing.vn)

Bộ phận phân phối điện và khí của Siemens phục vụ các cơ sở công cộng và các nhà sản xuất điện độc lập, các công ty trong kỹ thuật, các công ty dầu quốc tế và quốc gia. Nó cung cấp cho họ một loạt các danh mục sản phẩm như máy phát điện được áp dụng cho các nhà máy điện khí đốt hoặc hơi nước, tua bin khí, tua bin hơi nước, tàu nén, thiết bị đo đạc và hệ thống điều khiển để phát điện.

>> Xem thêm: Chiến lược Marketing của Apple

Các chiến dịch tung ra dày đặc trên truyền thông

Khi mà Digital Marketing còn chưa thực sự phát triển thì chiến lược Marketing của Siemens tập trung phần lớn vào chiến lược sản xuất quảng cáo TVC, các quảng cáo trên truyền hình, video trực tuyến…Siemens sản xuất phim tài liệu để quảng bá và làm cho mọi người nhận thức về các doanh nghiệp khác nhau của họ. Ogilvy đã tạo ra rất nhiều chiến dịch cho họ ở các quốc gia khác nhau. “Answers” (Câu trả lời) là một trong những chiến dịch thành công rực rỡ được Siemens tạo ra  như vậy được giới thiệu vào năm 2007. Một số quảng cáo truyền hình nổi tiếng là “Face the nation”, “Good Morning America” ​​và “Meet the press”, đã thu về danh tiếng và độ phủ rất lớn cho doanh nghiệp vào thời điểm lúc bấy giờ.

chiến lược Marketing của Siemens tung ra dày đặc trên truyền thôngChiến dịch “Answers” của Siemens (Nguồn: Crystal Lash)

Khi mà mạng xã hội mới chớm phát triển, thì hãng cũng đã đi theo xu thế của Marketing thế giới. Chiến lược Marketing của Siemens được nhận định thành công với chiến dịch “Ingenuity for life” (Sự khéo léo cho cuộc sống) cho thấy tác động của Siemens đối với kinh doanh cũng như trên xã hội là lớn. Các phương tiện truyền thông xã hội là nhu cầu của giờ và khá nhiều công ty có mặt trên Facebook, Twitter… Siemens cũng sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để quảng bá các chiến dịch của họ. Hãng đã thu về con số khả quan thông qua chiến dịch của mình với 70% lượng phản hồi tích cực.

chiến lược Marketing của Siemens tung ra dày đặc trên truyền thông

Chiến lược truyền thông của Siemens (Nguồn: Siemens)

>> Xem thêm: Chiến lược marketing của Xiaomi

Định vị mình là công ty đa quốc gia

Là một công ty toàn cầu, Siemens hoạt động trên khoảng 190 quốc gia trên toàn thế giới. Chiến lược Marketing của Siemens là nhận định bản thân là một trong những công ty có đội ngũ nhân viên đa dạng nhất trên thế giới – chỉ trong 10 quốc gia lớn nhất, Siemens sử dụng nguồn nhân lực từ gần 140 quốc gia. Hãng có những địa điểm ở nhiều quốc gia đặt chân đến, hãng muốn đem những sản phẩm dịch vụ tốt nhất của mình đến với toàn người dân trên thế giới.

chiến lược Marketing của Siemens định vị mình là công ty đa quốc gia

Chiến lược định vị thương hiệu của tập đoàn Siemens (Nguồn: Siemens)

Siemens hoạt động trên 280 nhà máy sản xuất và sản xuất trên toàn thế giới. Siemens có hơn 350.000 nhân viên làm việc cho họ tại hơn 200 quận. Siemens có văn phòng, nhà kho, cơ sở nghiên cứu và phát triển và văn phòng bán hàng trên toàn cầu ở các nước như Algeria, Áo, Úc, Bỉ, Belarus, Brazil, Trung Quốc, Chile, Đan Mạch, Ai Cập, Phần Lan, Ấn Độ, Ireland, Nhật Bản…  Siemens có 22 nhà máy sản xuất với khoảng 16.000 nhân viên. Tại Siemens, họ có mối quan hệ đối tác cùng có lợi với các nhà cung cấp của họ, những người nên cam kết chất lượng cao, giao hàng kịp thời và chi phí phù hợp. Chính điều này làm cho công tác phân phối vận chuyển của hãng hết sức dễ dàng. Hãng đã tối ưu hóa chi phí đi lại, hơn thế nữa tạo cho khách hàng sự thuận tiện nhất khi mua những sản phẩm, dịch vụ của hãng. Điều này đáng mơ ước đối với các thương hiệu công nghệ vào thời điểm đó, và Chiến lược của Siemens làm cực tốt điều này. Hãng chứng tỏ cho thấy rằng hãng là một công ty công nghệ toàn cầu tốt nhất.

chiến lược Marketing của Siemens định vị mình là công ty đa quốc giaCông ty TNHH Siemens tại Việt Nam (Nguồn: Gurgaon)

>> Xem thêm: Chiến lược marketing mix của Oppo

Sự suy vong của “đế chế” Siemens

Trên toàn thế giới, các tập đoàn lớn như Siemens đang dần “tuyệt chủng”. General Electric Co. đang rời bỏ mảng dầu mỏ và chăm sóc y tế, còn Philips năm 2016 đã chia tách thành hai công ty, Signify NV chuyên sản xuất các thiết bị chiếu sáng và Philips NV hoạt động trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Tháng 6/2005, Siemens bỏ cuộc và bán mảng di động cho hãng BenQ, từ đó cái tên BenQ Siemens ra đời. Chiếc điện thoại cuối cùng còn cộp mác Siemens là chiếc Siemens SXG75, một chiếc điện thoại sở hữu chíp GPS nhưng có thiết kế thua xa những người tiền nhiệm. Hãng BenQ, Đài Loan đồng ý tiếp tục sản xuất các sản phẩm dưới tên BenQ-Siemens trong vòng 5 năm tiếp theo, tức là đến giữa năm 2005.

Ngày cuối năm 2006 ấy chính là ngày Siemens Mobile bị “kết liễu”. Cái chết của “kẻ đi tiên phong” này kéo theo 16.000 lao động thất nghiệp. Siemens chính là “gương tày liếp” để Samsung soi vào. Một thương hiệu lịch sử của ngành di động bị phai tàn. Một khởi đầu không thể mỹ mãn hơn đã kết thúc không thể đau đớn hơn. Chiến lược Marketing của Siemens gần như hoàn hảo nhưng theo dòng phát triển thì hãng không tránh khỏi những thất bại và cuối cùng là sự suy tàn của một vài bộ phận mũi nhọn.

>> Xem thêm: Chiến lược Marketing mix của Vivo

Kết luận

Chiến lược Marketing của Siemens rất thành công trong quá khứ với những bước đi tiên phong đầy táo bạo, để cho các hãng còn lại phải mơ ước. Thế nhưng với sự phát triển quá nhanh như vũ bão của công nghệ, hãng đã không kịp thích ứng và giờ đây chỉ còn lại ánh hào quang của 10 năm trở về trước. Mặc dù vậy những gì mà Siemens mang đến là không nhỏ, là một thương hiệu “anh cả” cho các công ty khác noi theo.

Thắng Nguyễn – MarketingAI

[/agentsw]

Bài Viết Liên Quan

[agentsw ua=’mb’]

[/agentsw]

Viết một bình luận

0 Shares
Share
Tweet
Pin