[agentsw ua=’pc’]
Dịch Corona bùng nổ không chỉ khiến tinh thần mọi người hoang mang mà cả nền kinh tế đều bị ảnh hưởng nặng nề. Nhiều ngành hàng, cửa hiệu điêu đứng vì nỗi lo hàng hóa tồn đọng, ế khách. Những cách giật tittle, tiếp thị truyền thống ngày thường giờ đang tỏ ra lỗi thời, không còn phù hợp. Cùng MarketingAI khám phá 8 mẹo bán hàng mới cực hữu ích cho dân tiếp thị giữa mùa dịch bệnh Corona, giúp doanh nghiệp bạn vẫn giữ vững phong độ và tương tác trong thời điểm nhạy cảm này!
CONTENTS:
Đâu là mối quan tâm của khách hàng?
Ấn tượng đầu tiên của khách hàng bao giờ cũng xuất phát từ tiêu đề. Một nội dung hay đến đâu nhưng tiêu đề và cách giật title không đủ ấn tượng với người xem thì luôn dễ bị bỏ qua. Hiểu được sản phẩm bạn đang bán và gắn chúng với mối quan tâm mà vẫn bắt kịp tính thời sự sẽ giúp khách hàng chú ý nhiều hơn đến sản phẩm của bạn. Tạo dấu ấn với khách hàng qua những dòng title, lời tựa email đánh trúng mối quan tâm, sở thích của họ. Tiêu đề nên đi thẳng trực tiếp vào vấn đề và nêu bật những lợi ích rõ ràng và cụ thể của khách hàng khi họ mở mail.
Ví dụ: Nhận ngay 50 mẫu content bán hàng viết sẵn thúc đẩy doanh số mùa dịch Corona.
Gây tò mò
Công thức tạo tò mò là, đưa ra mối quan tâm, vấn đề nhưng lại đưa không đầy đủ giải pháp cho nó hay còn gọi là đánh trúng sự hiếu kỳ của khách hàng. Đây được xem là nhóm tiêu đề có sức mạnh cao nhất khiến khách hàng mở mail tỷ lệ cao.
Tips: nên thêm [Cảnh báo] vào đầu dòng sẽ kích thích sự tò mò của người đọc, tăng tỷ lệ mở mail và tương tác.
Ví dụ: [Cảnh báo] 3 kẻ thù “gần ngay trước mắt” đang khiến sức khỏe của bạn đi xuống mỗi ngày.
>> Có thể bạn quan tâm: Mẫu viết quảng cáo hay nhất
Chào hàng
Lời mời chào ấn tượng, những câu nói đắt giá chính là chìa khóa thu hút khách hàng đến với sản phẩm của bạn. Vì thế hãy chú trọng vào tiêu đề, những câu nói đầu tiên phải thực sự lôi cuốn, thu hút để khách hàng có ấn tượng tìm hiểu sâu hơn về sản phẩm. Giữa thương trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh gay gắt như hiện nay làm thế nào để bạn có thể chào hàng hiệu quả đến người tiêu dùng?
Tips: Tránh dùng nhiều thuật ngữ.
Nếu sản phẩm của doanh nghiệp, cửa hàng bạn phục vụ người tiêu dùng thuộc mọi đối tượng, lứa tuổi khác nhau nên hãy chú ý trong cách sử dụng ngôn từ để mô tả sản phẩm, tránh việc sử dụng quá nhiều thuật ngữ sẽ khiến khách hàng cảm thấy khó hiểu và bối rối.
Trong mùa dịch Corona này, bạn có thể tiếp thị với những lời chào đánh trúng tâm lý và thị hiếu khách hàng, kiểu như: Mua 3 sản phẩm tặng miễn phí khẩu trang y tế phòng dịch Corona.
Tiêu đề khẩn cấp/khan hiếm
Tips này áp dụng cho nhóm đối tượng khách hàng trung thành, có xu hướng cập nhật tin tức và mở mail mỗi ngày. Với những tiêu đề khẩn cấp, thể hiện sự khan hiếm hàng hóa trong mùa dịch bệnh này, không những tạo cảm giác khách hàng sẽ là những người may mắn cuối cùng sở hữu được sản phẩm tốt mà còn khiến họ đưa ra những hành động mua bán nhanh gọn.
Ví dụ: Không thể nhập thêm hàng giữ mùa dịch Corona, đây là 50 đơn cuối cùng cho khách nhanh tay đặt hàng.
Tiêu đề con người
Đó là những nhân vật có tầm ảnh hưởng, đứng sau sản phẩm dịch vụ của bạn, góp phần làm nên thành công cho thương hiệu. Những thủ lĩnh tài giỏi ấy luôn có những câu chuyện rất thú vị để bạn khai thác làm tư liệu tiếp thị sản phẩm. Đôi lúc để thay đổi cách tiếp thị, bạn nên cảm ơn khách hàng của bạn, những khách hàng tin dùng sản phẩm bằng câu chuyện về lãnh đạo công ty hay đội ngũ trong doanh nghiệp của bạn. Điều đó sẽ giúp họ tin tưởng hơn tới chất lượng và thương hiệu sản phẩm.
Tiêu đề bản tin nóng
Bên cạnh những bài đăng tiếp thị sản phẩm, bạn cũng cần đan xen những bài viết cập nhật thông tin thường xuyên về tốc độ phát triển cũng như tin tức sự kiện của công ty bạn. Mẹo: Bạn nên kết hợp tin nóng với cách gây tò mò.
Tiêu đề bằng chứng xã hội
Bằng chứng xã hội hay còn hiểu là những điều người ta nên làm không phải là một thứ gì đó thực nghiệm hay logic – nó là hành vi xã hội. Điều những người xung quanh vẫn thường làm khiến cho bạn biết việc đó là đúng. Khi không chắc chắn điều gì, người ta thường quan sát những người xung quanh đang làm gì và đánh giá thế nào về sản phẩm đó trước khi hành động. Họ quan sát những người giống mình để tìm kiếm bằng chứng hay sự đồng cảm khi đưa ra những quyết định. Và bởi ai cũng không muốn mình là chuột bạch thử nghiệm nên hãy cho khách hàng thấy, sở hữu sản phẩm của bạn đều thuộc nhóm khách hàng thông thái.
Tips: Hãy kể về các case khách hàng tiêu biểu, 1 vài người nổi tiếng, có ảnh hưởng đã mua và tin dùng sản phẩm của bạn/ những con số doanh thu tiêu biểu…
Tiêu đề kể chuyện
“Storytelling” (Kể chuyện) là một thuật ngữ được giới Marketer liên tục nhắc đến trong những năm gần đây. Đây là hình thức Marketing dựa trên việc xây dựng, phát triển và lan tỏa những câu chuyện lý thú, có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới thương hiệu sản phẩm hay hình ảnh của hãng. Bằng cách này, bạn có thể giật tít về 1 câu chuyện theo cách hài hước hoặc là câu chuyện có thật do chính khách hàng trải nghiệm đã có tác động tích cực đến cuộc sống của họ, sẽ là cách tuyệt vời để lôi kéo khách hàng vào câu chuyện của bạn. Nhưng hãy là 1 câu chuyện thật chứ không phải là bịa đặt, dàn dựng nếu không muốn đánh mất niềm tin nơi người dùng.
>>> Xem thêm: 4 cách giúp Storytelling đạt hiệu quả hơn mà bạn cần ghi nhớ trong năm 2019
Phương Thảo – Marketing AI
Theo Fanpage The Cont&Company
[/agentsw]
Bài Viết Liên Quan
[agentsw ua=’mb’]
- Câu chuyện “giải cứu” người dân của các thương hiệu Việt trong dịch bệnh Covid-19
- Lá chắn Virus Corona – chiến dịch vì sức khỏe cộng đồng “cực đỉnh, cực chất” của MXH Lotus
- Chưa bao giờ hãng bia Corona lại gặp phải vận xui đến vậy với dịch virus cùng tên
- Ứng phó với Corona, làm việc tại nhà mà vẫn hiệu quả với Top 10 công cụ hỗ trợ làm việc từ xa năm 2020
- [BÁO CÁO] Hành vi người dùng Việt Nam trong mùa dịch Corona
- Giữa đại dịch Corona, xây dựng Content Marketing như nào cho hiệu quả?
- Facebook cho ra mắt Trung tâm Tài nguyên Doanh nghiệp cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Virus Corona
- Bức tranh toàn cảnh về triển vọng thị trường bất động sản năm 2020
- Chiến lược Marketing của Corona tại Việt Nam: Hương vị độc đáo đến từ Mexico
- Gojek – cú nổ mới tại thị trường Việt Nam, liệu có phải chiêu trò “bình mới rượu cũ”?