6 mẹo giúp cải thiện và tối ưu UGC (Nội dung do người dùng tạo) trên Instagram

[agentsw ua=’pc’]

(UGC) Nội dung do người dùng tạo hiện đang là một trong những hình thức Content Marketing tốt nhất và tiết kiệm nhất mà bạn có thể tận dụng cho chiến lược thương hiệu của mình. Không quan trọng thương hiệu của bạn nhỏ hay lớn vẫn sẽ luôn có những người thảo luận về nó, và bạn sẽ muốn tương tác với những khách hàng trung thành này để giữ họ quay lại, đồng thời cho những người khác thấy thương hiệu của bạn có lượng khách hàng trung thành như nào. Mọi người thường có xu hướng nói về những sản phẩm có thể phản ánh đời sống của họ thông qua các nền tảng mạng xã hội. Nội dung do người dùng tạo ra sẽ giúp lan tỏa thương hiệu của bạn và hãy tận dụng nó như một ưu thế.

UGC (Nội dung do người dùng tạo) là gì?

UGC (User-generated content) là viết tắt tiếng Anh cho nội dung do người dùng tạo. Nó là những bức hình, đoạn video hoặc những bài đánh giá từ khách hàng đăng tải lên trang cá nhân về một thương hiệu hoặc sản phẩm nào đó. Một UGC lý tưởng là khi một khách hàng yêu quý sản phẩm của bạn đăng những nhận xét, phản hồi tích cực về nó lên các trang mạng xã hội của người ta. Hiểu đơn giản, khách hàng đang tạo ra những nội dung của riêng họ về chính bạn, những nội dung này bạn có thể sử dụng cho thương hiệu của mình nhờ việc đăng tải lại hoặc tái sử dụng như một phương pháp truyền bá những phản hồi tích cực về dịch vụ.

(Nguồn: GetApp Lab)

Điều làm UGC trở nên độc nhất chính là việc khách hàng không chỉ đơn thuần đưa ra những đánh giá, phản hồi về bạn. Thực chất, họ đang cố gắng tạo ra nội dung về thương hiệu của bạn. Nhờ đó có thể giúp xây dựng mức độ tương tác sâu hơn với khách hàng của bạn. UGC không giống như Influencer Marketing mặc dù hai loại này có nhiều điểm tương đồng. Influencer Marketing là khi bạn hợp tác với một cá nhân (hoặc nhiều cá nhân) để tạo ra một chiến dịch Marketing đôi bên có lợi. Còn với UGC, ngay cả khi kích thích khách hàng đưa ra những nội dung của họ về thương hiệu của bạn – như mã giảm giá hoặc tặng quà thì họ vẫn không phải “đối tác Marketing” của bạn. Bạn có thể hiểu UGC như một dạng word-of-mouth Marketing.

>>> Xem chi tiết khái niệm: UGC là gì

Lợi ích của UGC (Nội dung do người dùng tạo)

Nội dung do người dùng tạo sẽ có những lợi ích rất lớn tới chiến lược Marketing của bạn. Trên thực tế nó là một trong những phương pháp hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất mà bạn có thể sử dụng.

(Nguồn: Freepik)

1. Tiết kiệm chi phí

Việc đăng tải lại những nội dung do người dùng tạo sẽ ít tốn kém hơn rất nhiều so với việc liên tục phải sản xuất ra những nội dung quảng cáo mới. Kể cả khi bạn phải chi trả để có được những nội dung do người dùng tạo thì nó vẫn sẽ tiết kiệm hơn so với việc tạo ra những nội dung quảng cáo mời, đồng thời nó còn giúp tăng sự tin tưởng theo những cách mà quảng cáo thông thường khó lòng làm được.

2. Đáng tin cậy

Nghiên cứu chỉ ra rằng người dùng thường sẽ xem những nội dung UGC như một nguồn đáng tin cậy vì nó được tạo ra bởi chính con người chứ không phải do một thương hiệu. Trên thực tế, thế hệ Millennials tin những nội dung UGC này nhiều hơn nội dung tạo ra bởi thương hiệu tới 50%. Xây dựng niềm tin là một trong những cách tốt nhất để khuyến khích khách hàng xây dựng mối quan hệ với thương hiệu.

3. Tính tương tác

Vì những nội dung do người dùng tạo luôn có tính xác thực và tin cậy bẩm sinh giúp người dùng dễ tương tác với chúng hơn. Một trong những thống kê thú vị được tìm ra là việc đăng tải lại những nội dung do người dùng tạo lên Instagram có thể tạo ra mức tương tác cao hơn 690% so với những dạng nội dung khác. Đó là một con số khủng khiếp mà bạn không thể nào bỏ qua.

Hơn nữa, bạn có thể nhận được một lượng tương tác bổ sung từ chính chủ của nội dung đó. Lấy ví dụ như một người tên Lilly đăng tải một bài về thương hiệu của bạn và bạn đăng tải lại nội dung đó lên Instagram. Về phía Lilly sẽ cảm thấy bạn rất trân trọng cô ấy như một khách hàng, từ đó Lilly sẽ càng tương tác với thương hiệu của bạn thường xuyên hơn.

4. Khả năng tiếp cận

Càng nhiều người thảo luận về thương hiệu của bạn, lượng tiếp cận của bạn sẽ càng rộng. Việc mở rộng mạng lưới này sẽ trở nên tự nhiên và dễ dàng hơn vì giờ đây khách hàng đang tích cực quảng bá thương hiệu của bạn đến bạn bè của họ. Không có phương pháp tiếp cận nào tự nhiên hơn tiếp cận “truyền miệng”.

5. Gợi nhắc

Như đã đề cập ở trên, những nội dung do người dùng tạo thường có tính hấp dẫn và đáng tin cậy hơn , vì vậy nó cũng là một hình thức nội dung gợi nhắc tốt hơn. Nghiên cứu chỉ ra rằng thế hệ Millennials nhận thấy nội dung do người dùng tạo dễ nhớ hơn 35% so với những nội dung từ các nguồn phổ thông khác.

6. Khả năng chuyển đổi

Khi khách hàng tin cậy bạn, họ sẽ tương tác và nhớ tới bạn. Điều đó cũng có nghĩa là họ sẽ nhiều khả năng mua hàng của bạn. Một báo cáo chỉ ra 84% thế hệ Millennials bị ảnh hưởng việc mua hàng từ những nội dung do người dùng tạo và hơn 68% nhận định UGC là phương thức tốt để đánh giá chất lượng một thương hiệu hoặc dịch vụ. UGC đóng vai trò như một bài đánh giá sản phẩm, người tiêu dùng muốn những lời khuyên từ cá nhân những người đã từng thử sản phẩm này. Họ muốn những lời khuyên từ những người giống họ, những người đang sống cùng một lối sống.

Làm thế nào để các doanh nghiệp sử dụng UGC (Nội dung do người dùng tạo) trong các chiến dịch Marketing?

Như đã đề cập, nội dung do người dùng tạo có thể mang lại những kết quả tuyệt vời – nhưng làm thế nào để thương hiệu của bạn có thể thực sự quảng bá những nội dung này và sử dụng chúng trong các chiến dịch Marketing? Dưới đây là một vài mẹo bạn có thể áp dụng để tận dụng tối đa những nội dung này.

1. Kiểm tra việc gắn thẻ

Nếu một ai đó đăng tải một bức hình về sản phẩm của bạn lên Instagram của họ hoặc trên Story, họ sẽ thường gắn thẻ thương hiệu của bạn, vậy nên hãy luôn để mắt đến mục này để xem ai đang thảo luận và gắn thẻ thương hiệu của bạn. Nếu thấy nội dung đó có ích, hãy đăng tải lại.

2. Tạo ra hashtag

#Starbucks là một trong những hashtag phổ biến nhất trên Instagram và chúng ta đã từng chứng kiến rất nhiều thành công trong các chiến dịch tung ra sản phẩm mới của ông lớn ngành cà phê này. Tất cả chỉ nhờ yếu tố truyền miệng trên mạng xã hội. Việc tạo ra một hashtag cho thương hiệu của bạn là một cách rất tốt để tìm tất cả những nội dung UGC trong tích tắc. Chỉ cần tìm theo hashtag của bạn và toàn bộ những bài đăng chứa nó sẽ xuất hiện.

 

(Nguồn: Freepik)

Nếu bạn muốn có được thêm nhiều những nội dung do người dùng tạo, hãy tạo ra một hashtag xuyên suốt để dễ kiểm soát toàn bộ nội dung. Điều này giúp đảm bảo bạn sẽ không bị bỏ lỡ bất kỳ nội dung nào và tạo cho người dùng tương tác với thương hiệu của bạn một cách thú vị nhất. Lấy ví dụ, toàn bộ những bài đăng trên Instagram của bạn luôn chứa hashtag #brandlife, từ đó những khách hàng sẽ luôn sử dụng hashtag này mỗi khi đăng tải về thương hiệu của bạn.

>>> Xem thêm: Làm Instagram marketing hiệu quả với Hashtags

3. Đăng tải lại và ghi nguồn

Mỗi khi có người đăng tải một nội dung về thương hiệu của bạn, hãy luôn là người chủ động nhận nó, cảm ơn họ và đăng tải lại. Nếu bạn không tương tác với những nội dung do người dùng tạo, khách hàng sẽ dừng việc chia sẻ nội dung về thương hiệu của bạn. Từ đó bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội và lợi ích đã đề cập ở phía trên. Hãy nhớ mỗi khi đăng tải lại phải ghi nguồn cho chính chủ bài đăng. Điều này giúp họ cảm thấy được tôn trọng, từ đó sẽ càng tạo được thiện cảm với khách hàng. Đồng thời nó cũng cho thấy bạn rất trung thành với khách hàng của mình.

(Nguồn: Follows.com)

4. Hành động nhanh

Nền tảng Story trên Instagram và Facebook đang ngày càng phổ biến, đặc biệt trong việc thảo luận về các thương hiệu. Người dùng có thể sẽ không muốn viết cả một bài đăng dài nhưng họ sẽ sử dụng Story để nói về sản phẩm/dịch vụ của bạn. Tuy vậy Story chỉ tồn tại trong 24 tiếng, vì vậy phải liên tục để mắt tới nền tảng này để kiểm tra những nội dung mà thương hiệu bạn được đề cập đến. Từ đó hãy nhanh chóng đăng tải lại những nội dung này trước khi nó biến mất. Những nội dung do người dùng tạo ra sẽ là một cách hữu ích để bạn lấp đầy Story của chính thương hiệu mà không cần phải tạo ra những nội dung mới.

(Nguồn: Later)

5. Chủ động xin những nội dung từ người dùng tạo ra

Trừ phi bạn là thương hiệu lớn như Starbucks hoặc Nike, còn không bạn sẽ không có được nguồn nội dung do người dùng tạo một cách liên tục. Vì vậy bạn phải chủ động xin nó. Những khách hàng yêu quý thương hiệu bạn sẽ rất thích thú thảo luận về bạn, đặc biệt nếu thương hiệu của bạn phản ánh lối sống tương đồng với họ. Những người tập Yoga sẽ gắn thẻ thảm Yoga của bạn để khoe dụng cụ họ sử dụng chẳng hạn. Tất cả những gì bạn cần làm chỉ là hỏi (và đôi khi là khích lệ).

(Nguồn: Cooler Insights)

6. Tổ chức một cuộc thi 

Nếu vẫn chưa có những nội dung do người dùng tạo ra, tại sao không tổ chức một cuộc thi hoặc giveaway. Hãy thông báo với khách hàng rằng nếu họ tạo ra những nội dung và đính kèm hashtag thương hiệu của bạn, họ có thể tham gia một cuộc thi để giành giải thưởng hoặc được gửi riêng một mã giảm giá.

(Nguồn: justcallmeblake)

Thời điểm đầu, bạn sẽ phải có sự khích lệ để người dùng tạo ra những nội dung của riêng họ nhưng nó sẽ tạo ra hiệu ứng tích cực. Càng nhiều người chia sẻ về bạn, càng nhiều nội dung để bạn đăng tải lại, khả năng tiếp cận của bạn sẽ càng rộng và hiệu quả – từ đó bạn sẽ càng nhận được thêm nhiều nội dung do người dùng tạo ra.

Kết luận

Marketing AI vừa chia sẻ 6 mẹo giúp cải thiện và tối ưu UGC (Nội dung do người dùng tạo) trên Instagram. Nếu sử dụng một cách hợp lý, UGC (nội dung do người dùng tạo) ra sẽ là một cách tuyệt vời để thúc đẩy việc quảng cáo của bạn, giúp giảm thiểu thời gian và sức lực trong việc xây dựng thương hiệu. Sẽ rất đáng giá khi bỏ thời gian đi tìm kiếm và giữ những nội dung mà người dùng đang thảo luận về bạn, hãy nhớ sử dụng chúng mỗi khi có thể.  

Tuấn Anh – MarketingAI

Theo Socialmediatoday

[/agentsw]

Bài Viết Liên Quan

[agentsw ua=’mb’]

[/agentsw]

Viết một bình luận

0 Shares
Share
Tweet
Pin